Ngoại trưởng Iran công du châu Á: Sứ mệnh thật không dễ dàng

Duy Quang
TGVN. Sau khi xuất hiện “bất ngờ” tại Thượng đỉnh G7 ở Pháp, từ ngày 25/8, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif thăm Trung Quốc, Nhật Bản và Malaysia nhằm tìm kiếm sự ủng hộ cho việc hạ nhiệt căng thẳng với Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ngoai truong iran cong du chau a su menh that khong de dang Iran lần đầu để ngỏ khả năng đưa chương trình tên lửa đạn đạo lên bàn đàm phán với Mỹ
ngoai truong iran cong du chau a su menh that khong de dang Nếu châu Âu không thực thi các nghĩa vụ, Iran sẽ trở lại như chưa ký thỏa thuận hạt nhân
ngoai truong iran cong du chau a su menh that khong de dang
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif. (Nguồn: Global Post)

Theo Người Phát ngôn BNG Iran Abbas Mousavi, chuyến thăm của Ngoại trưởng Iran Zarif nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chính sách ngoại giao chủ động và cân bằng của Iran.

Chuyến đi của Ngoại trưởng Iran diễn ra sau hành trình gần một tuần tới Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và thị trấn Biarritz (Pháp), nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G7. Tại đây, ông đã đàm phán hơn ba giờ với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian và một số quan chức Anh, Đức nhằm tìm hướng giải cứu Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA).

Tuy vậy, ông Zarif lại không hề dành ra bất kỳ phút nào để gặp mặt Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hai quốc gia đang đắm chìm trong căng thẳng không lối thoát, bao gồm nhiều vấn đề như JCPOA, Eo biển Hormuz, vũ khí hạt nhân… Chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Tehran, điều thêm tàu chiến và máy bay ném bom chiến lược tới Vịnh Ba Tư nhằm “đối phó với mối đe dọa từ Iran”.

Mẫu số chung là kinh tế

Tehran từ lâu đã có mối quan hệ chặt chẽ với một số quốc gia châu Á và Đông Á, là một phần quan trọng của chính sách đối ngoại nhằm đa dạng hóa và tăng cường quan hệ đối ngoại. Trong số các mục tiêu chiến lược của chuyến đi này, ngoài khía cạnh chính trị, vấn đề kinh tế và trao đổi thương mại song phương cũng được đánh giá là rất quan trọng. Qua đó, Iran muốn đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, đặc biệt là với Trung Quốc, Nhật Bản và Malaysia bởi cả ba đều là những đối tác quan trọng của Tehran trong lĩnh vực dầu khí.

Trong một bài phát biểu gần đây, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nhấn mạnh tầm quan trọng phát triển quan hệ với Iran. Ông mô tả JCPOA là một thành tựu to lớn của nền ngoại giao thế giới, là biểu tượng của chủ nghĩa đa phương và đồng thời nhấn mạnh quyết tâm của Trung Quốc trong việc hợp tác với Iran và cộng đồng quốc tế để duy trì thành tựu quan trọng này.

Theo giới quan sát, Trung Quốc đang lên tiếng phản đối chủ nghĩa đơn phương kinh tế của Mỹ, và khẳng định Bắc Kinh không nhất thiết phải tuân theo luật chơi do Washington đề ra. Đây là cách Trung Quốc ngầm khẳng định rằng sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu của Iran, bất chấp trừng phạt của Mỹ. Quyết định này sẽ “lợi cả đôi đường”: Bắc Kinh đa dạng hoá nhiên liệu nhập khẩu, giải quyết “cơn khát” năng lượng - điểm yếu dễ bị đối phương tận dụng trong cuộc chiến thương mại - đồng thời buộc Washington dành sự chú ý cho Trung Đông; Tehran có thêm ngoại tệ cần thiết để tiếp tục chống đỡ các lệnh cấm vận và duy trì chương trình hạt nhân.

Song, với Nhật Bản thì khác. Họ cần phải dựa vào Mỹ nhiều hơn là Iran, nhất là khi quốc gia này đang vướng vào xích mích và khó xử lớn với “người hàng xóm” Hàn Quốc. Khi tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tehran hồi tháng 6/2019, Lãnh đạo Tối cao Iran Ali Khamenei nhấn mạnh rằng nếu muốn mở rộng quan hệ song phương, Tokyo cần có những hành động cụ thể.

Hành động cụ thể

Một trong những “hành động cụ thể” đó có thể kể đến việc Nhật Bản dè dặt về đề nghị tham dự Chiến dịch Người Bảo vệ của Mỹ nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải tại Vùng Vịnh. Tương tự như Bắc Kinh, lợi ích của Tokyo trong quan hệ với Tehran nằm ở lĩnh vực năng lượng. Duy trì JCPOA và tự do xuất khẩu dầu mỏ của Iran là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Nhật Bản tại Trung Đông, song thực hiện như thế nào để thuận Mỹ, chiều Iran là không hề đơn giản.

Với Malaysia, Iran không những muốn đẩy mạnh quan hệ song phương, mà còn muốn nhấn mạnh hợp tác đa phương bởi Malaysia là thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Mục tiêu quan trọng của tổ chức là các quốc gia thành viên cùng chung tay nỗ lực nhằm thiết lập hòa bình lâu dài, đoàn kết, thống nhất và hợp tác trong khu vực. Đó là điều Iran đang hướng tới và giải thích cho lý do Tehran tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) năm 2018.

Tuy nhiên, quan hệ hai bên không phải lúc nào cũng êm đềm – sự khác biệt về dòng Hồi giáo, với Iran là quốc gia có 90% dân số theo dòng Shia, còn Malaysia có 61% theo dòng Sunni, đã từng gây ra căng thẳng chính trị. Kuala Lumpur từng tố cáo Tehran có hành vi kích động người Hồi giáo Shia tại Malaysia và thông qua một số luật nhằm hạn chế hoạt động của nhóm này. Khác biệt về tôn giáo cùng căng thẳng chính trị này sẽ là trở lực không nhỏ đối với những nỗ lực thương thảo của Ngoại trưởng Iran Javad Zarif.

Thể hiện sự khác biệt

Bản thân ông Zarif cũng đang phải đối mặt với nhiều sự chỉ trích đến từ Mỹ và thậm chí là chính tại quê nhà. Các quan chức thuộc chính quyền của ông Trump chỉ trích ông Zarif là không thành thực khi hành động như một người ôn hòa trong khi vẫn kiên định với Lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei có thiên hướng cứng rắn. Tại Iran, ông Zarif bị chỉ trích nặng nề do “rơi vào bẫy” của người Mỹ, chỉ đưa ra những lời hứa suông mà không có hành động thiết thực, trong khi nền kinh tế Iran đang đứng trước những khó khăn và thách thức rất lớn.

Đó cũng là một lý do Ngoại trưởng Iran tích cực chuyến công du nước ngoài với cường độ cao. Ông Zarif đang cố gắng chứng tỏ rằng bất chấp vô vàn khó khăn, Iran vẫn là cường quốc khu vực, với ảnh hưởng ngày càng gia tăng tại các quốc gia Đông Á, nơi đang trở thành một trong những trung tâm chính trị quan trọng thời gian gần đây. Đồng thời, ông Zarif cũng nỗ lực đẩy lùi những lời “phê bình” trong nước, tiếp tục chứng minh bản lĩnh của nhà ngoại giao hàng đầu của quốc gia Hồi giáo này.

ngoai truong iran cong du chau a su menh that khong de dang Ngoại trưởng Iran gặp giới chức châu Âu bên lề G7, Tổng thống Mỹ 'tỏ ra bất ngờ'

TGVN. Ngày 25/8, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã rời sân bay Biarritz về nước, sau khi có chuyến đi không báo trước cùng ...

ngoai truong iran cong du chau a su menh that khong de dang Iran ủng hộ người Palestine chống lại Israel

Ngày 10/2, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif khẳng định nước này sẽ tiếp tục ủng hộ “cuộc kháng chiến” của người Palestine chống lại ...

ngoai truong iran cong du chau a su menh that khong de dang Iran: Mỹ ủng hộ những kẻ độc tài, hung bạo và cực đoan tại Trung Đông

Đáp lại Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ngày 6/2 tuyên bố, Mỹ ủng hộ ...

Bài viết cùng chủ đề

Thượng đỉnh G7

Đọc thêm

Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Trên trang cá nhân, Thúy Diễm thường xuyên khoe sắc vóc rạng rỡ, ngọt ngào và không kém phần gợi cảm.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố ...
Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Kết thúc vòng 34, Real Madrid vô địch La Liga với 87 điểm, hơn Girona 13 điểm và Barcelona 14 điểm, khi giải chỉ còn 4 vòng đấu.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Chelsea vs West Ham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Chelsea vs West Ham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Liverpool vs Tottenham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL...
Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze nhận định Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Trạm cứu hộ trái tim tập 25: Luật sư Vinh theo đuổi Mỹ Đình

Trạm cứu hộ trái tim tập 25: Luật sư Vinh theo đuổi Mỹ Đình

Trạm cứu hộ trái tim tập 25, Nghĩa căng thẳng khi đề cập việc kết hôn với An Nhiên, Luật sư Quốc Vinh theo đuổi Mỹ Đình?
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động