Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Donald Trump

Hãng tin BBC vừa đưa ra 5 lý do làm nên thắng lợi của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguyen nhan dan den thang loi cua donald trump Mỹ: Ông Trump muốn trục xuất người nhập cư ngay lập tức
nguyen nhan dan den thang loi cua donald trump Mỹ: Tổng thống Trump chọn Chánh Văn phòng Nhà Trắng
nguyen nhan dan den thang loi cua donald trump
Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump.

1. Khước từ hệ thống cũ và tầng lớp chính trị truyền thống

Donald Trump, một tỷ phú không kinh qua chính trường, được biết đến với việc xây các tòa nhà cao ốc và tham gia chương trình truyền hình thực tế The Apprentice. "Người ngoài cuộc" trong chính giới như ông chính là nhân tố tốt nhất để thay đổi cả một hệ thống mà theo ý kiến của nhiều người, đã không còn hoạt động hiệu quả.

"Rút cạn đầm lầy" đã trở thành một trong những khẩu hiệu mà ông Trump lặp đi lặp lại nhiều lần  trong mười ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử.

Kể từ khi Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey thông báo sẽ điều tra những bức thư điện tử của bà Clinton, ông Trump tăng cường cuộc tấn công bằng cách lặp lại bài ca "Rút cạn đầm lầy"  trước đám đông những người hâm mộ.

Hai ngày trước khi cuộc bầu cử diễn ra, ông Comey tuyên bố sẽ không điều tra bà Hillary Clinton, nhưng dường như điều đó không có nhiều trọng lượng."Bà ta có rất nhiều kinh nghiệm, vâng, nhưng đó là kinh nghiệm xấu", ông Trump nhắc lại một câu đã từng nói trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Tổng thống.

Ý tưởng cho rằng "bà Hillary Clinton chỉ là một hiện tượng không hơn không kém của giới tinh hoa và tham nhũng ở Washington" đã làm các cử tri bỏ qua những điểm gây tranh cãi của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Những người ủng hộ ông Trump cảm thấy ông là người duy nhất "nói thật mọi việc" và nói lên sự bất mãn và thất vọng của người dân Mỹ.

Di sản chiến tranh của Tổng thống Barack Obama, người sắp rời Nhà trắng, với tình hình ở Iraq và Afghanistan chưa được giải quyết cũng như "tổ ong vò vẽ" ở Syria phức tạp hơn bao giờ hết, đã thu hút được nhiều cử tri bỏ phiếu cho ông Trump, người liên tiếp khẳng định sẽ có giải pháp cho "thảm họa ở Trung Đông".

2. Thất vọng về tình hình kinh tế

"Trong 8 năm qua, 80% người Mỹ đã không nhìn thấy bất kỳ sự cải thiện nào về mức lương của họ", Arthur Brooks, giám đốc Viện Doanh nghiệp tại Washington cho biết.

"Trong  những năm qua, chủ nghĩa dân túy ngày càng gia tăng và điều đó có thể nhìn thấy như nhà lãnh đạo Marine Le Pen tại Pháp, Nigel Farage ở Anh ... và giờ đây chúng ta đang trở thành châu Âu," ông Arthur Brooks nói thêm.

nguyen nhan dan den thang loi cua donald trump
Biểu ngữ kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho Donald Trump

Các bài phát biểu của ông Trump đã thâm nhập một cách đặc biệt trong tầng lớp trung lưu. Những lá phiếu của nhóm cử tri này có thể được xem như một biểu hiện của sự thất vọng và bất mãn khi họ cảm thấy tình hình kinh tế không được cải thiện trong khi các nhà lãnh đạo lại nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đi vào dĩ vãng.

Đặc biệt, những người da trắng ngoài 50 tuổi tại các khu vực hậu công nghiệp, những người lao động trong lĩnh vực năng lượng truyền thống đang bị tấn công bởi những người bảo vệ năng lượng sạch hay năng lượng tái tạo, đã tham gia đông đảo trong chiến dịch tranh cử của ông Trump và đã bỏ phiếu cho ông với số lượng lớn.

Ngoài ra, các cử tri đã tán thưởng diễn văn bảo hộ mậu dịch của ông Trump về các thỏa thuận thương mại với các nước khác và lời hứa của ông sẽ đưa các công ty sản xuất trở lại nước Mỹ.

3. Diễn văn rao giảng nỗi sợ hãi và tiếng vang của các phương tiện truyền thông

Trong diễn văn tranh cử, ông Trump luôn khai thác nỗi thất vọng và lo sợ của tầng lớp lao động da trắng đối với Nhà trắng. Họ lo sợ vì tình hình sẽ xấu đi ở mọi mặt. Họ không chấp nhận người nhập cư bởi nhóm người này đã lấy đi việc làm của người Mỹ cũng như gây áp lực tài chính lên chính phủ. Họ không chấp nhận người Hồi giáo muốn phá hủy nền văn hóa phương Tây thông qua các cuộc tấn công khủng bố. Đó là ý nghĩa trong khẩu hiệu tranh cử của ông Trump: "Làm cho nước Mỹ vĩ đại một lần nữa" để gợi nhớ đến những ngày tốt đẹp trước đây của nước Mỹ.

nguyen nhan dan den thang loi cua donald trump

"Chúng ta chưa bao giờ tốt hơn so với bây giờ", ông Michael Rosenblum, giám đốc Đài truyền hình Rosenblum chia sẻ với BBC. "Chúng ta không có cuộc chiến tranh thế giới nào, không có cuộc suy thoái kinh tế lớn, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng không phải là một mối đe dọa thực sự, chỉ là một nhóm 30.000 người ở cách xa đây”.

“Nhưng nếu báo chí nói thật những điều này thì họ sẽ không bán được ấn phẩm. Nếu báo chí nói tất cả mọi thứ diễn ra tốt đẹp thì sẽ không có ý nghĩa. Đối với các phương tiện truyền thông, cần thiết phải nói về mối đe dọa khủng bố, về dòng người di cư Mexico vượt qua biên giới, mặc dù đó không phải là sự thật vì trong thực tế khi mà có nhiều người Mexico từ Mỹ trở về nước hơn…", ông Rosenblum chia sẻ.

4. Sự mất tín nhiệm của bà Hillary Clinton

Trước kết quả bầu cử Tổng thống ngày 8/11, những cử tri ủng hộ Bernie Sanders, ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử sơ bộ, đã thở dài vì mất đi một cơ hội. Lý do là có những người cho rằng nguyên nhân dẫn đến chiến thắng của ông Trump là cái tên: Hillary Clinton.

nguyen nhan dan den thang loi cua donald trump
Khẩu hiệu tranh cử của ông Trump: "Làm cho nước Mỹ vĩ đại một lần nữa".

Cựu đệ nhất phu nhân và cựu Bộ trưởng Ngoại giao bị bị phản đối một cách chưa từng có trong giới chính trị Mỹ, không chỉ của đảng Cộng hòa mà còn từ các đảng viên Dân chủ và các đảng phái khác. Họ bị ám ảnh về vụ bê bối những bức thư điện tử của Hillary Clinton và không tin tưởng vào sự minh bạch trong việc điều hành Quỹ Clinton.

Chẳng thế mà ông Trump từng tuyên bố: "Tôi có thể bắn một người nào đó trên Đại lộ 5 mà sẽ không mất một phiếu bầu".

Ở một khía cạnh khác, bà Hillary Clinton, người từng có 30 năm hoạt động chính trị thì trở ngại đó sẽ không được cử tri tha thứ.

5. Những lá phiếu giấu tên

Một lần nữa, cần phải xem xét lại sai sót của các cuộc thăm dò ý kiến trong thời đại này. Với tỷ lệ biến thiên tương đối, các hãng thăm dò đều đưa ra một chỉ số có lợi cho ứng cử viên của đảng Dân chủ.

Đối với cử tri gốc Mỹ Latin, mọi người nghĩ rằng họ sẽ trao chiến thắng cho bà Hillary Clinton, nhưng thực tế tỷ lệ ủng hộ thấp hơn nhiều so với dự đoán.

Trong khi đó, cộng đồng da màu đi bỏ phiếu ở mức thấp hơn so với các cuộc bầu cử Tổng thống năm 2008 và 2012, khi ông Barack Obama giành được chiến thắng.

Các hãng thăm dò cũng cho rằng phụ nữ da trắng có bằng đại học là một nhóm thiết yếu hỗ trợ cho bà Clinton, nhưng số lượng những cử tri này đi bầu đã không thể so sánh với số lượng cử tri da trắng thuộc tầng lớp trung lưu ủng hộ ông Trump.

Vì vậy, Kellyann Conway, người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump nhấn mạnh, "chính những lá phiếu giấu tên đã tạo ra chiến thắng cho ông Donald Trump".

nguyen nhan dan den thang loi cua donald trump Vì sao Trump sẽ là Tổng thống Mỹ thành công?

Việc Donald Trump, một người thiếu kinh nghiệm chính trị, đắc cử Tổng thống Mỹ đã khiến nhiều người lo sợ. Tuy nhiên, có một ...

nguyen nhan dan den thang loi cua donald trump 5 thách thức đối ngoại đối với ông Trump

Tờ The Conversation của Australia vừa có bài dự báo 5 thách thức mà Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ phải đối mặt trong ...

nguyen nhan dan den thang loi cua donald trump Hủy NAFTA – Mexico thiệt, Mỹ cũng gặp nguy

Giới chuyên gia hai nước đều cảnh báo, hủy bỏ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sẽ tác động xấu tới cả hai ...

Phạm Triệu Lập (theo BBC)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Mỹ

Xem nhiều

Đọc thêm

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, hai bên đã nhất trí ra Tuyên bố chung.
Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả lĩnh ...
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-29/11.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày ...
Tổng thống Bulgaria thăm chính thức Việt Nam: Dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước

Tổng thống Bulgaria thăm chính thức Việt Nam: Dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Quốc hội Bulgaria.
Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt-Bun

Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt-Bun

Chiều ngày 25/11, Phu nhân Chủ tịch nước Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Phu nhân Desislava Radeva đến thăm Trường mầm non Việt-Bun.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động