Sự kiện quốc tế nổi bật tuần 19-25/7: Tương lai rối ren ở Afghanistan; Lo ngại về biến thể Delta; Mưa lũ nghiêm trọng ở Trung Quốc

Nam Lộc Anh
Tình hình Afghanistan, Mỹ-Đức thoả thuận về Dòng chảy phương Bắc 2, Mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc... là những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Báo Thế giới & Việt Nam điểm qua một số sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua:

Afghanistan tiếp tục chìm trong khủng hoảng. (Nguồn: Reuters)
Afghanistan tiếp tục chìm trong khủng hoảng. (Nguồn: Reuters)

Tình hình Afghanistan tiếp tục diễn biến căng thẳng

Trong bối cảnh quân đội Mỹ và các nước đồng minh trong khối NATO gấp rút hoàn tất rút quân khỏi Afghanistan, tình hình xung đột tại quốc gia Nam Á này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Vào ngày 22/7, phát biểu trước các cơ quan truyền thông Nga, phát ngôn viên của Taliban Zabihullah Mujahid khẳng định phong trào này đã kiểm soát khoảng 90% khu vực biên giới của Afghanistan. Trước đó, vào ngày 20/7, khi các thành viên chính phủ Afghanistan đang tiến hành buổi cầu nguyện trong dịp lễ linh thiêng Eid al-Adha, Taliban đã tiến hành phóng hai quả rocket vào khu vực ngay sát dinh thự Tổng thống Afghanistan tại thủ đô Kabul.

Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia có liên quan, đều đã có các động thái sẵn sàng trước nguy cơ tái diễn một cuộc nội chiến cũng như chuẩn bị cho những những ảnh hưởng tiêu cực với an ninh khu vực.

Ngày 22/7, Bộ Quốc phòng Nga đã điều một số xe chiến đấu bộ binh tới căn cứ quân sự đóng tại khu vực biên giới giữa Tajikistan và Afghanistan, cũng như lên kế hoạch cho một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn sẽ diễn ra từ ngày 5-10/8 cùng với sự tham gia của quân đội hai nước Tajikistan và Uzbekistan.

Bên cạnh đó, mặc dù tiếp tục hoàn thành sớm tiến trình rút quân, Mỹ và một vài đồng minh trong khối NATO vẫn tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh tại Afghanistan. Trong đêm ngày 22/7, Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích bất ngờ vào các mục tiêu tại tỉnh Kandahar, miền Nam Afghanistan.

Phát biểu ngày 20/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đã đề xuất triển khai quân đội nước này tới tiếp quản sân bay Kabul sau khi các lực lượng nước ngoài hoàn tất rút quân.

Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của Anh sẽ đến thăm các cảng Nhật Bản vào tháng 9 để tập trận chung. Ảnh: AP
Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của Anh sẽ đến thăm các cảng Nhật Bản vào tháng 9 để tập trận chung. (Nguồn: AP)

Anh triển khai hai tàu chiến thường trực tại Châu Á

Vào ngày 20/7, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Ben Wallace tuyên bố sẽ triển khai cố định hai tàu chiến tới Châu Á theo sau chuyến thăm Nhật Bản của tàu sân bay Queen Elizabeth vào tháng 9 tới.

Theo đó, người phát ngôn Đại sứ quán Anh tại Nhật Bản cho biết hai tàu chiến này sẽ thực hiện các hoạt động tuần tra liên tục trên biển mà không hoạt động cố định ở bất kỳ một căn cứ nào.

Theo Reuters, quyết định trên được triển khai trong bối cảnh Anh đang cố gắng thắt chặt quan hệ với Nhật Bản, sau khi nước này nhiều lần bày tỏ quan ngại trước các động thái gần đây của Trung Quốc trong vùng biển khu vực, đặc biệt tại eo biển Đài Loan.

Nhà nghiên cứu quân sự tại Bắc Kinh Zhou Chenming nhận định, sự hiện diện của các tàu chiến Anh là chưa đủ để thay đổi cán cân lực lượng tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng sẽ giảm gánh nặng cho phía Mỹ và đồng minh trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Theo phó giáo sư tại Nhật Bản Cheung Mong, hành động của Anh cũng thể hiện mong muốn của nước này trong việc tham gia vào Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Nhật Bản dẫn dắt.

Theo trang Newsweek đưa tin ngày 21/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định nước này ủng hộ quyền tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển trong khu vực của mọi quốc gia theo quy định của luật quốc tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng lên tiếng “phản đối mạnh mẽ các hành động phô trương sức mạnh nhằm vào Trung Quốc”, ám chỉ hành động triển khai tàu chiến của phía Anh.

Bình luận về động thái trên từ phía Anh, trong cuộc họp báo ngày 22/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là hoạt động của các quốc gia trong và ngoài khu vực cần tuân thủ các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, đồng thời đóng góp có trách nhiệm vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, trật tự, thượng tôn pháp luật, hợp tác, vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Biển báo chỉ dẫn lối đến đường dẫn khí đốt Nord Stream 2 ở Lubmin, Đức. (Nguồn: Reuters)
Biển báo chỉ dẫn lối đến đường dẫn khí đốt Nord Stream 2 ở Lubmin, Đức. (Nguồn: Reuters)

Mỹ - Đức đạt được thỏa thuận liên quan đến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2

Sau nhiều năm tranh cãi, ngày 21/7, Mỹ và Đức đã công bố thỏa thuận đột phá liên quan tới bất đồng về đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2).

Trong một thông cáo chung, chính phủ hai nước khẳng định: “Mỹ và Đức nhất trí quyết tâm buộc Nga phải chịu trách nhiệm cho những hoạt động gây hấn và có dụng ý xấu thông qua các biện pháp trừng phạt và những công cụ khác”.

Ngoài ra, theo thỏa thuận, Đức và Mỹ ủng hộ gia hạn thêm 10 năm thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga - Ukraine, đồng thời nhất trí thành lập Quỹ xanh Ukraine với tổng trị giá 1 tỷ USD nhằm giúp Ukraine chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn và cải thiện an ninh năng lượng.

Phản ứng về thỏa thuận trên, Điện Kremlin tuyên bố, Nga sẽ không bao giờ lợi dụng các nguồn cung năng lượng của nước này như một công cụ để gây sức ép chính trị.

Về phía Ukraine, Văn phòng Tổng thống Volodymyr Zelensky nhấn mạnh rằng, quyết định về dự án không thể được đưa ra "sau lưng của các bên thực sự bị dự án đe dọa".

Các Ngoại trưởng Ukraine và Ba Lan cũng ra tuyên bố chung cho rằng tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 đã dẫn tới “những mối đe dọa chính trị, quân sự và năng lượng” mới đối với Kiev và khu vực Trung Âu.

Vụ phần mềm gián điệp Pegasus: Pháp họp an ninh bất thường, Tổng thống kêu gọi điều tra; Mexico nghi có tham nhũng. (Nguồn: Live Law)
Phần mềm gián điệp Pegasus đã tấn công điện thoại cá nhân của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Nguồn: Live Law)

An ninh mạng tiếp tục trở thành vấn đề nhức nhối

Ngày 18/7, cộng đồng truyền thông quốc tế đã phối hợp điều tra về một vụ rò rỉ dữ liệu và cho biết, Pegasus - một phần mềm di động độc hại do công ty tư nhân NSO của Israel phát triển – đã bí mật thu thập thông tin của 50.000 số điện thoại di động của các nhà hoạt động, nhà báo cũng như chính trị gia từ năm 2016.

Ngay lập tức, thông tin trên đã nhận được phản ứng trái ngược từ nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi Morocco và Hungary phủ nhận thông tin sử dụng phần mềm để theo dõi các nhân vật ở trong và ngoài nước thì một số quốc gia khác, bao gồm Algeria và Hungary, đã bắt đầu mở các chiến dịch điều tra làm rõ các cáo buộc liên quan.

Ngày 22/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập cuộc họp an ninh bất thường về vụ việc, đồng thời kêu gọi điều tra. Truyền thông cho hay, ông Macron cũng là mục tiêu của các vụ "tấn công" của Pegasus.

Trong một động thái khác, Ngày 19/7, Mỹ cùng một nhóm đồng minh và đối tác - bao gồm Nhật Bản, NATO, EU, Australia, Anh, Canada và New Zealand - đã cùng phối hợp hành động nhằm "vạch trần và chỉ trích các hoạt động độc hại trên mạng của Trung Quốc".

Theo các chính phủ liên minh trên, tin tặc dưới sự kiểm soát của Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc, đã chọc thủng hệ thống an ninh của máy chủ email Microsoft Exchange hồi tháng 3/2021, gây ảnh hưởng đến 400.000 máy chủ trên toàn thế giới.

Đáp trả lại hành động trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên kiên quyết phản đối, cho rằng đây là những cáo buộc vô căn cứ nhằm bôi nhọ và gây sức ép với nước này.

WHO: Biến thể Delta sắp thành chủng thống trị, nguy cơ tử vong khi mắc cao hơn 137%
WHO: Biến thể Delta sắp thành chủng thống trị, nguy cơ tử vong khi mắc cao hơn 137%.

Covid-19: Biến thể Delta sẽ sớm trở thành chủng thống trị trên toàn thế giới

Ngày 21/07, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 sẽ sớm trở thành chủng thống trị trên toàn cầu trong những tháng tới. Được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ, từ ngày 13-20/07, biến thể Delta đã lây lan ra 124 quốc gia và các vùng lãnh thổ. Nguy cơ tử vong khi mắc biến thể Delta cao hơn 137% so với các biến thể không thuộc loại VOC, theo một nghiên cứu của Canada.

Hiện nay, biến thể Delta đang là mối lo ngại của nhiều nước bởi sự lây lan khó lường khiến cho dịch bệnh trở nên phức tạp hơn. Cùng ngày 21/07, Nga ghi nhận thêm 23.704 số ca nhiễm biến thể Delta và Đức bắt đầu có thêm 11,4 ca/100.000 dân sau 2 tháng có số ca nhiễm mới liên tục giảm.

Pháp cũng đang phải vật lộn với số ca tăng đột biến do biến thể Delta và phải công bố chính thức bước vào làn sóng Covid-19 thứ tư vì có ngày thứ 3 liên tiếp ghi nhận trên 10.000 trường hợp nhiễm mới.

Mưa lũ nghiêm trọng tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

Ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), chỉ trong 24h từ sáng 20/07 đến sáng 21/07, lượng mưa tại thành phố Trịnh Châu lên tới 622,7mm, gần bằng với trung bình lượng mưa hàng năm nơi đây là 640,8 mm. Trong ngày 22/07, mưa lớn vẫn tiếp tục diễn ra ở thành phố An Dương và chính quyền triển khai sơ tán ít nhất 73.733 người dân tới nơi an toàn.

Trận mưa lũ kinh hoàng “1000 năm có một” đã khiến 33 người thiệt mạng, 9 người mất tích và hơn 3 triệu người tại 103 quận, huyện trên toàn tỉnh chịu ảnh hưởng. Nước lũ dâng cao đã làm xáo trộn cuộc sống của người dân nơi đây, khiến cho nhiều đập nước bị hư hại, giao thông đình trệ, dịch vụ đường sắt ngừng hoạt động, các chuyến bay bị huỷ và nhiều trường học, bệnh viện bị cô lập. Ngoài ra, 215.000 ha hoa màu bị ảnh hưởng và gây ra thiệt hại về kinh tế lên tới khoảng 14.342 tỷ đồng (1,22 tỷ nhân dân tệ).

Vào ngày 21/07, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố tình trạng lũ lụt ở tỉnh Hà Nam là “đặc biệt nghiêm trọng” và đã yêu cầu các cấp chính quyền phải dành sự ưu tiên hàng đầu cho sự an toàn và tài sản của người dân, đặc biệt phải đảm bảo kiểm soát vệ sinh dịch tễ.

Tin thế giới 23/7: Nga-Trung cùng ‘phản pháo’ phương Tây; Australia không e ngại Trung Quốc; Afghanistan vẫn rối ren

Tin thế giới 23/7: Nga-Trung cùng ‘phản pháo’ phương Tây; Australia không e ngại Trung Quốc; Afghanistan vẫn rối ren

Quan hệ Nga-phương Tây, cạnh tranh Mỹ-Trung, tình hình Afghanistan, Đối thoại chiến lược Mỹ-Hàn... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24h qua.

Tin thế giới 22/7: Nga ‘nổi giận’ kiện Ukraine; Tổng thống Pháp bị tấn công mạng; Nhật Bản-Australia ‘bắt tay’ đấu với Trung Quốc

Tin thế giới 22/7: Nga ‘nổi giận’ kiện Ukraine; Tổng thống Pháp bị tấn công mạng; Nhật Bản-Australia ‘bắt tay’ đấu với Trung Quốc

Nga kiện Ukraine, Kiev lo lắng về Nord Stream 2 dù Mỹ-Đức nói an tâm; Bê bối ứng dụng Pegasus... là những sự kiện quốc ...

Bài viết cùng chủ đề

Tình hình Afghanistan

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp ...
Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi khẩn cấp quyên góp 404 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động viện trợ nhân đạo tại Nam Sudan trong năm tới trong bối ...
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Chiều 2/11, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu thức.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện tụng.
Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”
Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bang Washington huy động trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Triều Tiên khẳng định cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và hoàn thiện khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân trả đũa nếu cần thiết.
Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Quân đội Israel đã tiêu diệt quan chức cấp cao của Hamas là Izz al-Din Kassab trong một cuộc không kích vào Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động