Tam giác chiến lược và tương tác đa chiều trong quan hệ quốc tế

Vũ Đăng Minh
Xu thế đa cực, đa phương của thế giới ngày càng rõ. Mối quan hệ bên trong "tam giác chiến lược" Mỹ-Trung-Nga và tương tác với các quốc gia khác là một thực thể của thế giới đương đại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tam giác chiến lược và tương tác đa chiều trong quan hệ quốc tế
Tranh giành, ngăn chặn, kiềm chế lẫn nhau, có lúc căng thẳng là xu thế nổi trội trong quan hệ Mỹ-Trung vừa qua. (Nguồn: Industryweek)

Cuộc chiến giành, giữ ngôi vị số một

Năm 1971, Mỹ-Trung vượt qua “Vạn lý trường thành”, bắt tay lợi dụng lẫn nhau. Mỹ muốn tập trung mũi nhọn vào Liên Xô. Trung Quốc cần công nghệ, tiền của Mỹ, phương Tây để thực hiện “bốn hiện đại hóa”. Hai bên cơ bản đạt được mục đích của mình.

Sau 50 năm, tình thế xoay chuyển. Trung Quốc vươn lên thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp, toàn diện, “nguy hiểm nhất” nhất của Mỹ. Khoảng cách về kinh tế, công nghệ, quân sự và phạm vi ảnh hưởng… giữa hai cường quốc ngày càng thu hẹp.

Một bên là tư tưởng “Nước Mỹ trên hết”, “Nước Mỹ trở lại” dẫn dắt thế giới. Bên kia là “Giấc mộng Trung Hoa”, mơ lại ngôi vị Hoàng đế trung tâm một thời. “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” đối trọng với “Sáng kiến Vành đai và Con đường”. Cuộc chiến giữa “hai vì sao” không giới hạn.

Hai bên liên tục tung ra các đòn trừng phạt kinh tế, công kích trực diện, gia tăng sức mạnh, hoạt động quân sự, lôi kéo đồng minh, đối tác đối phó nhau… Tranh giành, ngăn chặn, kiềm chế lẫn nhau, có lúc căng thẳng là xu thế nổi trội trong quan hệ Mỹ-Trung vừa qua.

Trong hơn nửa năm 2021, diễn ra hai cuộc điện đàm cấp cao, gặp gỡ, đối thoại cấp bộ, chuẩn bị Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến cuối năm… Tín hiệu muốn duy trì kênh liên lạc, tìm kiếm lĩnh vực cần và có thể “chung sống bình thường” là những tia sáng.

Bởi lẽ, hai bên phụ thuộc lẫn nhau về thương mại, kinh tế, chuỗi cung ứng, các thách thức toàn cầu… Cả hai đều chưa đủ sức hạ “nốc ao” đối thủ. Nên đều tránh rủi ro, mất kiểm soát, nhất là xảy ra xung đột vũ trang.

Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh báo: đối đầu sẽ “gieo rắc thảm họa cho cả hai quốc gia và thế giới”, cần “tôn trọng sự khác biệt”, đưa mối quan hệ trở lại đúng hướng. Mỹ đề ra phương châm: “cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối thủ khi bắt buộc”.

Cái khó là cạnh tranh theo luật lệ, gia tăng hợp tác “có thể”, mà không xa lệch mục đích giành, giữ ngôi đầu.

Điều làm cho quan hệ Mỹ-Trung phức tạp, kịch tính, khó đoán định là sự pha trộn giữa tham vọng, chủ nghĩa cường quyền, thực dụng và dân tộc cực đoan. Hai bên có mâu thuẫn lợi ích cơ bản, vấn đề “nhân quyền”, Đài Loan, trật tự thế giới; lại mắc kẹt lâu trong cạnh tranh quyền lực và chịu sức ép lớn từ nội bộ.

Hội nghị thượng đỉnh có thể giảm nhiệt trừng phạt thương mại và hứa hẹn phối hợp đối phó biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19. Nhưng vẫn là bước đi dè dặt, chưa thể “phá băng”. Cạnh tranh vẫn quyết liệt.

Tam giác chiến lược và tương tác đa chiều trong quan hệ quốc tế
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp ngày 16/6 tại Geneva, Thuỵ Sỹ. (Nguồn: Getty Images)

Quan hệ ổn định, có thể đoán định

Giữa Mỹ và Nga tồn tại các vật cản khó tháo gỡ như “dân chủ”, “nhân quyền”, an ninh mạng, can thiệp bầu cử, sáp nhập Crimea, xung đột quân sự ở Đông Ukraine… Mỹ liên tục áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế, ngoại giao, kiềm chế, hạ thấp vai trò của Nga tại các khu vực mang tính địa chính trị, các thể chế toàn cầu…

Nga phản đối Mỹ và phương Tây mở rộng NATO ra không gian hậu Xô Viết, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia. Moscow coi việc kết nạp Ukraine, triển khai lực lượng NATO áp sát biên giới Nga, là lằn ranh đỏ. Quan hệ Nga-Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, các thách thức an ninh toàn cầu mà Mỹ muốn đóng vai trò dẫn dắt như biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19, an ninh mạng, kiểm soát vũ khí, thỏa thuận hạt nhân Iran, cuộc chiến ở Syria… cần sự hợp tác của Nga.

Mỹ không muốn phải đối đầu đồng thời với hai đối thủ lớn. Theo Washington, Bắc Kinh là đối thủ hệ thống, có thực lực lớn, nhiều tham vọng. Thiết lập quan hệ ổn định, có thể kiểm soát với Nga để rảnh tay đối phó Trung Quốc; hạn chế sự xích lại gần nhau giữa Moscow và Bắc Kinh vẫn tốt hơn là luôn trong tình trạng báo động, để đối thủ kia trục lợi.

Nga cũng muốn cải thiện quan hệ với Mỹ để ổn định chiến lược, cùng giải quyết các vấn đề quốc tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Qua đó, có thể cải thiện quan hệ với châu Âu, địa bàn chiến lược rất quan trọng với Nga.

Tin liên quan
Tam giác quyền lực Mỹ-Trung-Nga (Kỳ cuối): Nhìn về tương lai Tam giác quyền lực Mỹ-Trung-Nga (Kỳ cuối): Nhìn về tương lai

Hai nước đã có những bước đi quan trọng, tích cực như gặp gỡ thượng đỉnh, đối thoại ổn định chiến lược, tham vấn kiểm soát vũ khí chiến lược… Quan hệ Mỹ-Nga thời gian tới sẽ tiếp tục cạnh tranh có kiểm soát, duy trì các kênh đối thoại, hạn chế bất đồng, giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực cùng có lợi. Trong đó chống phổ biến vũ khí hạt nhân, ngăn chặn xung đột vũ trang và bảo đảm ổn định chiến lược là nền tảng của quan hệ song phương…

Theo học giả quốc tế, Biển Đen là một điểm nóng, “điệu nhảy quân sự, chính trị, ngoại giao điển hình” giữa Nga và Mỹ, tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ xung đột. Vấn đề Crimea, Đông Ukraine, an ninh châu Âu… ẩn chứa nhiều nguy hiểm.

Các trở ngại bên ngoài, sự chống đối bên trong cùng với quán tính nghi kị, thì cả Nga và Mỹ đều không ảo tưởng sớm cải thiện quan hệ. Nếu một trong hai vượt lằn ranh đỏ, thì quan hệ song phương sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ, khó lường hết hậu quả. Hợp tác, không để xảy ra rủi ro là điều tốt.

Liên thủ hành động, “kết bạn không kết đồng minh”

Thách thức từ Mỹ, phương Tây đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau. Tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh nhân dịp 20 năm ký kết Hiệp ước hợp tác thân thiện và láng giềng hữu nghị Trung Quốc-Nga, khẳng định quan hệ song phương “chín muồi, ổn định và vững chắc”, “tốt đẹp nhất trong lịch sử”.

Trung Quốc và Nga coi nhau là “đối tác ưu tiên”, hợp tác chiến lược toàn diện, cùng có lợi, trên 3 trụ cột: đối phó với chống phá chính trị, áp đặt quy chuẩn phương Tây; khai thác năng lượng và quốc phòng, an ninh.

Hai nước ủng hộ lẫn nhau, phối hợp ngoại giao, tập trận chung, ứng phó với thách thức toàn cầu, duy trì cân bằng chiến lược, an ninh, sự ổn định của trật tự thế giới với Liên hợp quốc là trung tâm.

Chừng nào còn thách thức, sức ép an ninh, chính trị, kinh tế, ngoại giao từ Mỹ, phương Tây, thì vẫn còn động lực cho quan hệ Nga-Trung phát triển. Nhưng ẩn sâu vẫn là trở ngại, khác biệt, cạnh tranh trong một số lĩnh vực.

Sự vượt trội về kinh tế của Trung Quốc tác động không nhỏ đến quan hệ song phương và hợp tác của Nga. Nga lo ngại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong không gian hậu Xô Viết. Hành động cứng rắn của Trung Quốc đối với Ấn Độ, Nhật Bản và các nước láng giềng khác, đặt Nga trước những tình huống phức tạp.

Tầm nhìn và lợi ích lâu dài giữa hai nước không phải lúc nào, vấn đề gì cũng song trùng. Hai nước hợp tác khá chặt chẽ, toàn diện, nhưng vẫn thiếu một số yếu tố để duy trì sự gắn bó tự nhiên, bền vững.

Vì thế, quốc tế cho rằng quan hệ Trung-Nga nghiêng về liên thủ hành động. Nếu Nga tìm được chỗ đứng ở châu Âu thì sẽ bớt gắn với Trung Quốc hơn. Còn hai nước tự xác định “kết bạn, không kết đồng minh”. Theo kiểu đó, cả hai sẽ linh hoạt hơn trong hành động và trong các mối quan hệ khác.

Tam giác chiến lược và tương tác đa chiều trong quan hệ quốc tế
Nga và Trung Quốc ủng hộ lẫn nhau, phối hợp ngoại giao, tập trận chung, ứng phó với thách thức toàn cầu, duy trì cân bằng chiến lược, an ninh, sự ổn định của trật tự thế giới với Liên hợp quốc là trung tâm. (Nguồn: CGTN)

Kéo, đẩy và tác động đa chiều

Quan hệ giữa ba cường quốc hình thành “tam giác chiến lược lệch”. Nga kém thế hơn về kinh tế. Sức mạnh quân sự, sự hiện diện, hành động quyết đoán ở các địa bàn chiến lược giúp Nga “ngồi chung mâm” với Mỹ, Trung Quốc.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn lôi kéo Nga, đẩy Nga ra xa đối thủ của mình. Mỹ, phương Tây lợi dụng khác biệt để chia rẽ Nga với Trung Quốc. Trung Quốc khai thác vấn đề dân chủ, nhân quyền, Ukraine, Belarus…, ngăn cản hợp tác giữa Nga và Mỹ.

Nga có quyền lựa chọn, thay vì đứng hẳn về một bên; khai thác mâu thuẫn giữa hai cường quốc hàng đầu để nâng cao vị thế, vai trò là nhân tố có tầm ảnh hưởng trong cân bằng chiến lược Mỹ-Trung. Trung Quốc và Nga cũng không thể vì quan hệ song phương mà xem nhẹ nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn quan hệ với nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.

"Tam giác chiến lược" vẫn tồn tại sự kéo, đẩy trong nhiều năm tới. Khó hòa hợp quyền lực, ít khả năng tái diễn tình thế “hai chọi một”, phá vỡ quan hệ tay ba. Ba cường quốc duy trì liên lạc, tìm kiếm lĩnh vực hợp tác, tránh rủi ro là những dấu hiệu mới.

Ba cường quốc ra sức lôi kéo, mở rộng hợp tác với đồng minh, đối tác để kiềm chế đối thủ, tạo ra các liên minh, liên kết đan xen phức tạp. Mỹ thúc đẩy hoạt động Bộ tứ, thêm AUKUS và nhắm tới nhiều nước khác.

Trung Quốc củng cố Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO); tăng cường hợp tác với các đối thủ của Mỹ; lôi kéo ASEAN, đề xuất xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh trên Biển Đông”, hợp tác năng lượng, diễn tập chung…, ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ và các nước ngoài khu vực.

Tin liên quan
ASEAN quan trọng với Mỹ, vì sao? ASEAN quan trọng với Mỹ, vì sao?

Sự kéo, đẩy giữa ba cường quốc với nhau và với đồng minh, đối tác làm cho quan hệ của “tam giác chiến lược” phức tạp, khó đoán định. Đó là một trong những nhân tố chính chi phối quan hệ quốc tế, đan xen cả cơ hội và thách thức.

Các cường quốc đối đầu, leo thang căng thẳng, phá vỡ cân bằng chiến lược tương đối, thế giới sẽ tiềm ẩn thách thức an ninh, bất ổn, đẩy các nước khác vào tình thế phải chọn bên, là nguy cơ không thể xem nhẹ.

Nếu quan hệ “tam giác chiến lược” được kiểm soát phù hợp, có thể dự đoán, kiềm chế đối đầu căng thẳng, cùng hợp tác vì lợi ích chung, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho an ninh, ổn định, hợp tác của thế giới, phối hợp đối phó với các thách thức an ninh toàn cầu.

Các nước mong muốn “tam giác chiến lược” hành động có trách nhiệm, tôn trọng ASEAN và các cơ chế khu vực; xây dựng quan hệ đối tác thực sự, chứ không phải coi các nước là con bài nhất thời.

Nhưng chỉ trông chờ nước lớn thay đổi là phó thác cho may rủi. ASEAN cần tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế, tự chủ hơn trong quan hệ với “tam giác chiến lược”. Phát huy chủ nghĩa đa phương, hợp tác quốc tế, tăng cường quan hệ với Liên hợp quốc và các nước ngoài khu vực, khai thác tương tác có lợi, tận dụng cơ hội, hạn chế tác động tiêu cực, giữ ổn định chiến lược. Tránh biểu hiện “tham bát bỏ mâm”, chạy theo lợi ích riêng, để nước lớn lợi dụng, chia rẽ.

Vượt qua khó khăn, ASEAN đang nỗ lực theo hướng đó. Gần đây, có nước tuyên bố điều chỉnh quan điểm về Biển Đông phù hợp hơn với lập trường chung, lợi ích chung. Đó là những tín hiệu tốt.

Thượng đỉnh Bộ tứ trực tiếp đầu tiên, bước chuyển quan trọng và tác động đa chiều

Thượng đỉnh Bộ tứ trực tiếp đầu tiên, bước chuyển quan trọng và tác động đa chiều

Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia tại Washington D.C là bước chuyển quan trọng, cam kết ...

Quan hệ Mỹ-Trung trong tương tác đa cực, đa phương, đa chiều

Quan hệ Mỹ-Trung trong tương tác đa cực, đa phương, đa chiều

Xu thế đối đầu Mỹ-Trung vẫn tiếp diễn, chưa dễ đổi ngôi trong chục năm tới, dù khoảng cách ngày càng thu hẹp hoặc san ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động