Chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman là chuyến thăm chính thức cấp cao nhất đến Trung Quốc của một quan chức Mỹ kể từ sau khi Đặc phái viên khí hậu John Kerry thăm Thượng Hải vào tháng 4/2021. (Nguồn: CFP) |
Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của một quan chức Mỹ kể từ sau khi Đặc phái viên khí hậu John Kerry thăm Thượng Hải hồi tháng 4/2021.
Chuyến thăm trong bối cảnh "nóng"
Theo một tuyên bố của phía Trung Quốc, bà Sherman sẽ hội đàm với Thứ trưởng phụ trách quan hệ song phương Tạ Phong và gặp gỡ Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương nghị.
Trong khi đó, Bộ ngoại giao Mỹ cho biết bà Sherman sẽ thảo luận về các lĩnh vực mà Mỹ quan ngại, liên quan đến các hành động của Trung Quốc, cũng như các lĩnh vực mà hai bên có lợi ích tương đồng.
Thông báo của Bộ ngoại giao Mỹ khẳng định: “Những cuộc thảo luận này là một phần trong nỗ lực không ngừng của Mỹ nhằm tổ chức các cuộc trao đổi thẳng thắn với các quan chức Trung Quốc để thúc đẩy các lợi ích và giá trị của Mỹ cũng như quản lý mối quan hệ một cách có trách nhiệm”.
Tin liên quan |
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm Trung Quốc: Sẽ cho Bắc Kinh biết thế nào là cạnh tranh lành mạnh |
Tuy nhiên, một tuyên bố bằng tiếng Trung do Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố cùng thời điểm cho biết Bắc Kinh sẽ “nói rõ với phía Mỹ về nguyên tắc và lập trường của họ đối với sự phát triển của quan hệ Mỹ-Trung, cũng như thái độ kiên quyết bảo vệ an ninh chủ quyền và lợi ích phát triển của mình”.
Căng thẳng đang dâng cao giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuần trước, chính quyền ông Biden đã cảnh báo các doanh nghiệp Mỹ về rủi ro khi hoạt động tại thị trường Hong Kong (Trung Quốc).
Ngày 19/7, Mỹ đã dẫn đầu các đồng minh của mình, bao gồm Anh, lên tiếng cáo buộc Trung Quốc về các cuộc tấn công mạng độc hại. Theo đó, Washington và các đồng minh tin rằng các nhân tố được nhà nước hậu thuẫn ở Trung Quốc cũng tham gia vào vụ tấn công phần mềm máy chủ email Microsoft Exchange hồi đầu năm nay. Trong khi đó, Bắc Kinh gọi những cáo buộc này là “một chiến dịch bôi nhọ”.
Cuộc gặp sắp tới cuối cùng đã được hai bên xác nhận sau khi vấp phải nhiều bất đồng về các giao thức ngoại giao.
Chuyến thăm này diễn ra 6 tháng sau khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức và 4 tháng sau cuộc họp Mỹ-Trung trước đó tại Alaska (Mỹ), nơi các nhà ngoại giao hàng đầu của cả hai bên đã trao đổi với nhau bằng những lời lẽ gay gắt.
Giới phân tích cho rằng mặc dù chuyến đi của bà Sherman là một dấu hiệu tốt cho thấy cả hai chính quyền đang tiếp tục đối thoại, nhưng những trao đổi căng thẳng trong cuộc họp hồi tháng 3 cùng với các lệnh trừng phạt "ăn miếng trả miếng" gần đây liên quan đến các vấn đề ở Trung Quốc như Tân Cương và Hong Kong, đồng nghĩa rằng các cuộc đàm phán sẽ theo chủ trương cứng rắn.
"Hàng rào" có thực sự an toàn?
Ông Yu Jie, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Chatham House có trụ sở tại London (Anh), nhận định: “Các vấn đề được đưa ra thảo luận có thể rất nhiều do những bất đồng giữa hai phía trên nhiều lĩnh vực, từ quyết định của Mỹ đưa các công ty Trung Quốc vào danh sách đen đến tấn công mạng, trừng phạt các quan chức liên quan vấn đề Tân Cương. Rất khó để thấy triển vọng cải thiện quan hệ song phương”.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung dâng cao. (Nguồn: CGS) |
Bà Sherman sẽ đến Trung Quốc sau khi kết thúc chuyến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc và Mông Cổ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, Washington hy vọng sẽ thể hiện được hình ảnh của “một cuộc cạnh tranh có trách nhiệm và lành mạnh” thông qua chuyến thăm của một trong những nhà ngoại giao cấp cao đáng tin cậy nhất của chính quyền ông Biden.
Theo ông Ned Price, Mỹ mong muốn bảo đảm rằng mối quan hệ Mỹ-Trung có "hàng rào an toàn" và sự cạnh tranh sẽ không chuyển thành xung đột.
Ngày 22/7, Thời báo Hoàn cầu có bài xã luận cho rằng những "hàng rào an toàn" như vậy sẽ là một hàng rào đơn phương đối với Mỹ nhưng là một "nhà tù" được bao quanh bởi hàng rào dây thép đối với Trung Quốc.
Tờ báo khẳng định rằng nếu bà Sherman tới Trung Quốc với mục đích như vậy, chuyến thăm của bà sẽ gần như không đạt được điều gì.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Bonny Lin thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, bất chấp những tuyên bố nảy lửa được công khai, kết quả chuyến thăm của bà Sherman có thể tạo cơ sở cho các nhà ngoại giao hàng đầu của hai nước gặp nhau, và điều đó có thể mở đường cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 dự kiến diễn ra vào tháng 10/2021.
Bà Bonny Lin phân tích: “Cả hai chính phủ đều có lợi ích khi thể hiện rằng họ là người ‘chiến thắng’, bao gồm những nỗ lực cụ thể mà hai bên nhất trí cùng nhau thúc đẩy. Về khía cạnh đó, tôi cho rằng chúng ta có thể mong đợi rất nhiều từ chuyến thăm này”.
Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Âu: Sứ mệnh 've vãn' đồng minh đối phó với Trung Quốc? Ít ngày sau chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken ngày 22/6 đã quay trở ... |
| Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đến Trung Quốc: Chuyến thăm 'giải mã' quan hệ song phương Mỹ sẽ cử Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman tới Trung Quốc vào tuần tới - một bước đi cần thiết đầu tiên tiến tới ... |