Thượng đỉnh G20: Món nào cho bữa tối thân tình?

Phan Quân
Theo chuyên gia Paola Subachi, ưu tiên hàng đầu tại Thượng đỉnh G20 lần này là hàn gắn chia rẽ, mở rộng hợp tác, đối phó các vấn đề toàn cầu cấp bách.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Một yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế lớn (G20) nằm ở quan hệ cá nhân giữa các nhà lãnh đạo, vượt qua rào cản ngôn ngữ và mục tiêu chính trị. Tuy nhiên, hàng loạt cuộc gặp trực tuyến, thiếu giao thiệp trực tiếp và căng thẳng Mỹ-Trung đã khiến những mối quan hệ đó ít nhiều rạn nứt.

Chính vì thế, Thượng đỉnh G20 trực tiếp tại Rome, Italy ngày 30-31/10 tới là cơ hội để nhóm hóa giải bất đồng, mở rộng hợp tác, cùng đối phó với những vấn đề toàn cầu cấp bách, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu hay khủng hoảng năng lượng.

(10.27) Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 sẽ diễn ra tại Rome, Italy ngày 30-31/10 tới. (Nguồn: China Daily)
Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 sẽ diễn ra tại Rome, Italy ngày 30-31/10. (Nguồn: China Daily)

Cân bằng nhu cầu và lợi ích

Kể từ khi G20 tổ chức Thượng đỉnh năm 2008, bữa tối cùng ngày đã trở thành diễn đàn đặc biệt, nơi các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới thảo luận trực tiếp về nhiều vấn đề then chốt với nước mình.

Một thập niên trước, khủng hoảng tiền tệ Eurozone từng “chiếm sóng” bàn tiệc. Khi ấy, không ít vị khách mời thảo luận, thậm chí thuyết phục cựu Thủ tướng Italy, ông Silvio Berlusconi, từ chức.

Bữa tối năm nay lại càng không thiếu chủ đề. Lãnh đạo chủ nhà, Thủ tướng Italy Mario Draghi, nhiều lần bày tỏ mong muốn thúc đẩy giải pháp cho khủng hoảng nhân đạo và địa chính trị tại Afghanistan. Trước đó, ông chủ trì một cuộc họp trực tuyến giữa lãnh đạo G20 về vấn đề này.

Nhu cầu cấp thiết về cung cấp đủ 23 tỷ liều vaccine Covid-19 cho những nước thu nhập thấp cũng dự kiến xuất hiện trên bàn tiệc Thượng đỉnh G20 ngày 30/10. Nhiệm vụ này đòi hỏi G20 phối hợp, mở rộng thương mại để chuỗi cung ứng vaccine Covid-19 sản xuất, đáp ứng nhu cầu hiện nay.

Ngoài ra, các vị khách trong bữa tối G20 tại Rome có thể thảo luận về phối hợp giải quyết cơn khát năng lượng hiện nay thông qua tháo gỡ giới hạn nguồn cung, đồng thời giảm áp lực về giá cả.

Tất nhiên, bất cứ ai từng tổ chức một bữa tiệc lớn hay buổi gặp mặt gia đình đều hiểu rằng, có những câu chuyện không nên xuất hiện trên bàn ăn. Bữa tối tại Thượng đỉnh G20 cũng vậy.

Thời gian qua, các nhà lãnh đạo trên thế giới có lập trường ngày một khác. Mỹ-Trung tiếp tục căng thẳng, còn Nga lại hành động khó đoán hơn. Lời đe dọa của Ankara về trục xuất 10 Đại sứ từ các nước, 4 trong số đó thuộc G20, cùng việc Thủ tướng Italy Mario Draghi gọi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan là “độc tài”, có thể khiến Thượng đỉnh G20 lần này thêm sóng gió.

Trong bối cảnh đó, tìm kiếm lợi ích chung, biến bữa tối ngày 30/10 thành buổi gặp mặt dễ chịu là yếu tố then chốt để G20 tiếp tục có chỗ đứng đặc biệt trong các diễn đàn đa phương toàn cầu.

May mắn thay, Thủ tướng Italy Mario Draghi không còn lạ lẫm với chuyện cân bằng giữa nhu cầu và lợi ích, dù là ở Ngân hàng Trung ương châu Âu nơi ông từng công tác hay trong chính phủ liên minh hiện tại. Trong bối cảnh trên, nhà lãnh đạo này nhiều khả năng sẽ đề xuất thảo luận về những vấn đề quan tâm chung với khả năng hợp tác cao, tránh gây thêm bất đồng, chia rẽ nội bộ G20.

Trong may có rủi

Sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh G20 ngày 30/10 tới có thể giúp công việc của ông Draghi dễ dàng hơn.

Năm 2009, người tiền nhiệm của ông Tập từng từ chối tham dự một cuộc thượng đỉnh khác tại Italy, G8 L’Aquila, dù khi đó, Trung Quốc đóng vai trò “khách mời” hơn là thành viên tương đương. Sự vắng mặt của đại diện từ Bắc Kinh có thể khiến việc tìm kiếm đồng thuận trong các vấn đề liên quan đến quốc gia châu Á trở nên dễ dàng hơn.

(10.27) Sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh G20 khiến công việc của nước Chủ nhà Italy dễ dàng hơn, song có thể để lại hậu quả khó lường trong tương lai gần. (Nguồn: Wikimedia Commons)
Sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh G20 khiến công việc của nước chủ nhà Italy dễ dàng hơn, song có thể để lại hệ quả đáng kể với cộng đồng quốc tế trong tương lai gần. (Nguồn: Wikimedia Commons)

Tuy nhiên, trong may có rủi. Có lẽ Chủ tịch Tập Cận Bình không còn thấy thoải mái khi tham dự các cuộc gặp có quy mô hẹp, thiếu cấu trúc rõ ràng như G20. Ông thà bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ những nhà lãnh đạo khác, bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, hơn là bị “tấn công” và phải chịu chỉ trích từ phương Tây như dưới thời ông Donald Trump.

Đáng ngại hơn, Trung Quốc dường như không còn mặn mà với các cơ chế hay sáng kiến đa phương rộng như trước. Thay vào đó, Bắc Kinh tập trung thúc đẩy những cơ chế đa phương hẹp do nước này khởi xướng hoặc ít nhất, đóng vai trò then chốt.

Điều này có thể để lại hệ quả đáng kể. Thế giới không thể chấm dứt đại dịch Covid-19, giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu hay khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang làm chậm tốc độ hồi phục kinh tế mà thiếu vắng đóng góp chủ động, tích cực từ cường quốc lớn thứ hai thế giới.

Các nước G20 cần đưa Trung Quốc cùng với Mỹ, trở lại bàn thảo luận với lập trường hợp tác hơn. Song nó không có nghĩa là đáp ứng mọi yêu cầu từ Bắc Kinh. Các bên cần hiểu rõ hơn về nhu cầu của Trung Quốc, khi nước này đang trải qua giai đoạn thay đổi phức tạp về kinh tế-xã hội. Khi đó, điều G20 có thể làm là ghi nhận thành tựu, đóng góp quốc tế của Bắc Kinh công tâm và hợp lý.

Trên thực tế, Bắc Kinh cũng đã có nỗ lực nhất định. Một thành tựu lớn của Italy trong năm Chủ tịch G20 là đưa Trung Quốc tham gia Khung Cơ sở về xử lý nợ được khởi xướng tháng 11/2020, hỗ trợ các nước thu nhập thấp xóa các khoản nợ khó chi trả.

Tháng 9 vừa qua, 12 nước đã thành lập hội đồng chủ nợ, với Trung Quốc làm đồng chủ trì, để thương thảo với Ethiopia cùng với Chad và Zambia về thanh khoản nợ xấu. Hầu hết khoản nợ của những nước này đến từ Trung Quốc.

Thế giới không thể chấm dứt đại dịch Covid-19, giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu hay khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang làm chậm tốc độ hồi phục kinh tế mà thiếu vắng sự đóng góp chủ động, tích cực từ cường quốc lớn thứ hai thế giới.

Đây là minh chứng cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với G20 trong một số vấn đề cụ thể.

Ví dụ, Trung Quốc không phải là thành viên của nhóm chủ nợ Câu lạc bộ Paris và không muốn tham gia các cơ chế trong khối G7 có thể tác động đến quyền tự chủ của nước này. Trung Quốc cũng có những yêu cầu cụ thể về tính minh bạch và các điều khoản có thể tiết lộ. Đây là chi tiết Indonesia, nước Chủ tịch G20 năm tới, có thể lưu ý để đưa Trung Quốc trở lại với G20.

Còn với Italy, đây là lúc Thủ tướng Mario Draghi tận dụng những mối quan hệ cá nhân được xây dựng trong năm Chủ tịch để thúc đẩy nghị trình trong bữa tối Thượng đỉnh G20 ngày 30/10 tại Rome, trước khi kết thúc sự kiện đặc biệt này bằng “bức ảnh gia đình” thân thiện và hòa hợp.

Học giả Australia: G20 nên ngừng 'tái chế' chương trình nghị sự của G7

Học giả Australia: G20 nên ngừng 'tái chế' chương trình nghị sự của G7

Tác giả Adam Triggs* trong bài viết trên trang East Asia Forum cho rằng, nhóm G20 cần hành động nhiều hơn hướng tới các nước ...

Đồng thuận và khác biệt tại thượng đỉnh G20 về Afghanistan

Đồng thuận và khác biệt tại thượng đỉnh G20 về Afghanistan

Thượng đỉnh G20 về Afghanistan phản ánh sự đồng thuận cũng như một số khác biệt giữa các bên về cách giải quyết khủng hoảng ...

(theo Project Syndicate)

Đọc thêm

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Tờ HuffPost đã thao khảo các nhà trị liệu để tổng kết ra 5 thói quen làm việc thường được ngụy trang là dấu hiệu của trầm cảm. Xin giới ...
Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị ...
Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn đề Ukraine.
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 22/3, số người thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti đã là 1.554 và 826 người bị thương.
Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Quan chức Ukraine cho hay, nước này hiện không có đủ nguồn lực để thực hiện các hành động tấn công hiệu quả nhằm làm suy yếu Nga.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Phiên bản di động