Hiến pháp hiện tại của Syria có hiệu lực từ 27/2/2012. (Nguồn: Al Kawthartv) |
Ủy ban Hiến pháp Syria được thành lập vào tháng 9/2019 và được triệu tập lần đầu tiên một tháng sau đó. Các cuộc đàm phán - nhằm viết lại hiến pháp của đất nước bị chiến tranh tàn phá - với hy vọng có thể mở đường cho một tiến trình chính trị lớn hơn.
Vòng đàm phán thứ 8 giữa các phái đoàn của chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad, phe đối lập và tổ chức xã hội dân sự, do đặc phái viên LHQ Geir Pedersen làm trung gian. Một phái đoàn có 15 đại diện tham gia đàm phán.
Tuy nhiên, ông Geir Pedersen cho biết, vòng đàm phán này, do các nhà lãnh đạo chính phủ và các phái đoàn phe đối lập đồng chủ trì, đã đạt được rất ít tiến bộ.
Các cuộc thảo luận này bàn về nguyên tắc Hiến pháp, trong đó có bảo tồn và củng cố các thể chế nhà nước, tính tối cao của Hiến pháp, thứ bậc của các thỏa thuận quốc tế và tư pháp trong thời kỳ chuyển tiếp.
Các bên đã dành một ngày để thảo luận về các văn bản dự thảo hiến pháp theo từng nguyên tắc, do một phái đoàn trình bày. Vào ngày làm việc thứ 5 diễn ra hôm 3/6, các phái đoàn đã đệ trình các bản dự thảo sửa đổi sau vòng đàm phán.
Trong một tuyên bố, văn phòng của ông Pedersen nêu rõ: "Ở một số điểm, sự khác biệt vẫn đáng kể nhưng vẫn có những điểm chung tiềm năng".
Tuy nhiên, tốc độ công việc còn chậm, việc tiếp tục không thể xác định và việc ký kết trong các lĩnh vực cụ thể của hiệp định tạm thời, là những vấn đề cần cải thiện.
Trong diễn biến khác liên quan, cùng ngày, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia tuyên bố sẵn sàng gặp người đồng cấp phía Mỹ Linda Thomas-Greenfield để thảo luận về vấn đề vận chuyển hàng cứu trợ tới Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy vậy, ông Nebenzia cho rằng, việc Đại sứ Mỹ tại LHQ cảnh báo Nga đang dùng Ukraine để có lợi thế trong đàm phán là “nực cười”.
Trước đó, hôm 2/6, Đại sứ Thomas-Greenfield cho biết, bà dự định gặp ông Vassily nhằm khởi động đàm phán, nhưng sẽ không để phía Moscow lợi dụng để "mặc cả” cho vấn đề Ukraine.
Trên thực tế, hai trưởng phái đoàn Mỹ và Nga tại LHQ đã có một số cuộc tiếp xúc bên ngoài Hội đồng Bảo an kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24/2 năm nay.
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về việc cho phép các chuyến hàng cứu trợ cho khu vực Tây Bắc Syria tới từ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hết hạn vào ngày 10/7 tới.
Nga, vốn là đồng minh của Damascus, hiện phản đối gia hạn, bởi cho rằng, nghị quyết vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria, đồng thời tuyên bố, hàng cứu trợ cho khu vực Tây Bắc Syria nên được chuyển từ các nơi khác trong nước tới.
Trong khi đó, phía LHQ lại cho rằng, hàng cứu trợ tới từ các nơi khác bên trong Syria cho khu vực Tây Bắc nước này không thể đủ và vẫn cần nguồn cứu trợ đưa từ nước ngoài vào.
Trong báo cáo trình Hội đồng Bảo an tháng 4 vừa qua, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết, tổ chức này đang đối mặt nhiều thách thức trong nỗ lực cung cấp và vận chuyển hàng cứu trợ thường xuyên và lâu dài tới khu vực Tây Bắc Syria.
| Mỹ gửi trực thăng đa năng Mi-17 hỗ trợ Ukraine, Nga đòi hỏi giải thích cụ thể, chất vấn về vi phạm cam kết quốc tế Cơ quan đối ngoại của Nga lưu ý, Đại sứ quán Nga tại Mỹ đã chính thức đề nghị Bộ Ngoại giao, đòi hỏi giải ... |
| Tình hình Syria: Nga kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ 'kiềm chế', Mỹ tuyên bố không để Moscow lợi dụng chiếm lợi thế với Ukraine Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova mới đây đã gửi lời tới Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tình hình tại Syria. |