Xu hướng ly khai bao trùm EU?

Việc xứ Catalonia đơn phương tuyên bố độc lập có khả năng sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng ly khai mới ở châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
xu huong ly khai bao trum eu Tây Ban Nha: Chính quyền vùng Catalonia vẫn hoạt động bình thường
xu huong ly khai bao trum eu Nhiều nước phản đối Catalonia tuyên bố độc lập

Xứ sở bò tót đang trải qua những ngày sóng gió, khi ngày 27/10, xứ Catalonia đã tuyên bố tách mình ra khỏi Tây Ban Nha. Ngay cả khi nỗ lực lập quốc của chính quyền Barcelona sớm bị dập tắt trước phản ứng nhanh nhạy từ phía Madrid, sự kiện này đã khiến nhiều nhà hoạch định chính sách của Liên minh châu Âu (EU) lo lắng. Không loại trừ khả năng việc Catalonia tuyên bố độc lập có thể thổi bùng ngọn lửa ly khai âm ỉ tại nhiều khu vực khác như Venice, Lombardy (Italy), xứ Basque và Scotland.

Nguy cơ hiện hữu…

Thật vậy, Catalonia và các khu vực kể trên có rất nhiều điểm tương đồng. Những nơi này thường bị cách biệt với phần còn lại của đất nước về vị trí địa lý, văn hóa hay ngôn ngữ.

xu huong ly khai bao trum eu
Người dân Catalonia đổ ra đường ăn mừng ngày 27/10. (Nguồn: Reuters)

Một ví dụ tiêu biểu là xứ Basque, một cộng đồng tự trị nằm ở khu vực bờ biển phía Bắc Tây Ban Nha, cũng đang mong muốn “nối gót” Catalonia tìm kiếm sự độc lập. Với ngôn ngữ và nền văn hóa riêng, người dân nơi đây luôn cảm thấy lạc lõng với phần còn lại của đất nước.

Tuy nhiên, khác với Catalonia, xứ Basque có một lịch sử ly khai bạo lực, với nhiều cuộc tấn công khủng bố từ phong trào ly khai Eta. Ngay cả khi hiệp định đình chiến vĩnh viễn được ký năm 2011, chủ nghĩa dân tộc ở khu vực này vẫn chưa chấm dứt. Mới đây, đảng Dân tộc Basque theo xu hướng độc lập đã hy vọng Basque có thể tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân như Catalonia.

Ở Italy, điều tương tự cũng đang diễn ra ở Venice và Lombardy. Hai khu vực nổi tiếng về sự giàu có và trù phú này đã tổ chức trưng cầu ý dân ngày 22/10 nhằm giành thêm quyền tự chủ từ Rome. Theo đó, có tới 98% người Venice được hỏi cho rằng chính quyền địa phương cần có thêm quyền hạn và 90% cho rằng các đạo luật về thuế phải thay đổi. Họ cho rằng nguồn thu nhập của mình đang chảy về những vùng nghèo ở phía Nam, thay vì được dùng đầu tư cho thành phố. Cần nhớ rằng Venice là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Italy, còn Lombardy đóng góp tới 20% GDP cho nền kinh tế của quốc gia hình chiếc ủng.

Cuối cùng, nổi bật trong số những khu vực mong muốn độc lập ở châu Âu là Scotland. Năm 2014, với sự phê chuẩn của Chính phủ Anh, Scotland đã tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về độc lập. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, người dân quốc gia này vẫn chưa mặn mà với ý tưởng tách khỏi Vương quốc Anh.

Dẫu vậy, sau tiến trình Brexit và sự kiện ở Catalonia vừa qua, mọi chuyện có thể sẽ khác. Thủ hiến Scotland, Chủ tịch đảng Dân tộc Scotland (SNP) theo đường lối độc lập, bà Nicola Sturgeon, cho rằng cộng đồng quốc tế cần tôn trọng quyết định của người Catalonia, nhưng cũng cho rằng chính quyền Barcelona và Madrid cần tiến hành thảo luận.

…Hay ước mơ xa vời?

Trên thực tế, tình hình chưa đến mức căng thẳng như nhiều người tưởng tượng. Bên cạnh Catalonia, các khu vực khác vẫn đang âm thầm dõi theo các động thái của chính quyền liên bang trước khi đưa ra những bước đi mới.

Tại xứ Basque, cả chính quyền địa phương và người dân đã quá mệt mỏi và không muốn chứng kiến thêm một cuộc chiến ly khai bạo lực nào nữa. Trong khi đó, ý tưởng trưng cầu ý dân về độc lập vẫn chỉ là ý kiến riêng của Đảng Dân tộc Basque và chưa nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía người dân.

Còn ở Venice và Lombardi, thứ mà người dân hai khu vực này mong muốn đơn thuần là tăng cường quyền hạn cho chính quyền địa phương, cũng như cải cách hệ thống thuế và dịch vụ công cộng. Trong khi đó, bất chấp việc thu hút được nhiều sự chú ý, đảng theo chủ nghĩa dân tộc Liên đoàn phương Bắc (NL) vẫn chỉ là thiểu số và chưa có nhiều tiếng nói trong Quốc hội Italy.

Ngay cả ở Scotland, nơi đảng SNP của Thủ hiến Sturgeon luôn nung nấu ý định lập quốc, người dân không tỏ ra hào hứng với viễn cảnh một nước Scotland độc lập. Nhiều nhà phân tích cho rằng điều này đã khiến đảng của bà Sturgeon bị mất một số ghế Nghị viện trong cuộc Tổng tuyển cử năm 2017 vừa qua.

Quan trọng hơn, các khu vực này đều hiểu rằng một phong trào ly khai theo bước Catalonia sẽ khiến cho họ không chỉ đánh mất sự tự chủ vốn có, mà còn kéo theo nhiều bất ổn chính trị.

Thật vậy, chỉ vài giờ sau khi Catalonia tuyên bố độc lập, chính quyền của Thủ tướng Mariano Rajoy đã ngay lập tức giải tán chính quyền và nghị viện của khu vực này, đồng thời tuyên bố tiến hành bầu cử sớm tại đây vào ngày 21/12. Ông cũng bãi nhiệm Thủ hiến Carles Puigdemont, cảnh sát trưởng khu vực cũng như các nhân viên ngoại giao của Catalonia ở Madrid và Brussels, đồng thời cho biết các bộ thuộc Chính phủ trung ương sẽ tiếp quản Catalonia. Lực lượng quân đội cũng được điều động tới Catalonia để khôi phục an ninh trật tự và chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất.

Ngoài Tây Ban Nha, EU đã lên tiếng phản đối động thái ly khai của xứ Catalonia. Ngày 29/10, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Antonio Tajani khẳng định: “Sẽ không có nước nào công nhận nền độc lập của Catalonia”. Trước đó, ngày 28/10, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nhấn mạnh Hiến pháp Tây Ban Nha cần được tôn trọng. Ngay cả khi còn nhiều bất đồng tồn tại trong khối, các nước thành viên EU đều nhất trí rằng làn sóng ly khai và chủ nghĩa dân tộc sẽ không mang lại một châu Âu vững mạnh hơn.

xu huong ly khai bao trum eu Nghị viện châu Âu không công nhận mọi tuyên bố độc lập

Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani ngày 22/10 cho rằng châu Âu "lo ngại" về tình trạng gia tăng các quốc gia ...

xu huong ly khai bao trum eu Nhà Vua Tây Ban Nha lên án mưu toan ly khai của vùng Catalonia

Nhà Vua Tây Ban Nha Felipe VI tuyên bố đất nước đang phải đối mặt với một "âm mưu ly khai không thể chấp nhận ...

xu huong ly khai bao trum eu Catalonia ly khai khỏi Tây Ban Nha Phát súng báo hiệu khủng hoảng

Xu hướng ly khai ở châu Âu hậu Brexit đang nóng trở lại khi vào ngày 7/9, người đứng đầu xứ Catalonia thông báo sẽ ...

Phan Quân

Đọc thêm

Siêu sao Ronaldo và bạn gái đồng loạt khoe ảnh gia đình nghỉ dưỡng ở resort xa hoa tại Biển Đỏ

Siêu sao Ronaldo và bạn gái đồng loạt khoe ảnh gia đình nghỉ dưỡng ở resort xa hoa tại Biển Đỏ

C. Ronaldo cùng bạn gái Georgina Rodriguez và các con tận hưởng kỳ nghỉ tại resort sang trọng hôm cuối tuần khi vẫn trong thời gian treo giò.
U23 Việt Nam và kỳ tích Thường Châu 2018 có thể lặp lại

U23 Việt Nam và kỳ tích Thường Châu 2018 có thể lặp lại

Nếu xếp nhì bảng D, U23 Việt Nam sẽ đối đầu với U23 Iraq tại tứ kết, hành trình kỳ diệu ở Thường Châu, Trung Quốc 2018 có thể được ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến tdự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Hai nhà khảo cổ học Finn Ibsen và Lars Danielsen vừa phát hiện bức tượng chân dung Alexander Đại đế bằng đồng khi đang khảo sát trên một cánh đồng.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động