TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ: Đàm phán Doha vòng thứ 8, Washington và Taliban đã đạt được 'tiến triển tuyệt vời' | |
Hòa bình Afghanistan: Biết đáp số, vẫn khó giải |
Đặc phái viên Mỹ về hòa giải Afghanistan Zalmay Khalilzad. (Nguồn: AFP) |
Trên trang Twitter, ông Khalilzad viết: "Hôm qua là ngày hữu ích ở Oslo. Na Uy là nước đi đầu toàn cầu trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thương lượng và giúp Afghanistan đạt được hòa bình. Ngoại trưởng Na Uy Marie Eriksen Soreide đã được thông báo về những nỗ lực hiện nay của chúng tôi và các bước tiếp theo. Tôi đánh giá cao thiện ý hỗ trợ của Na Uy".
Hôm 6/8, ông Khalilzad đã kết thúc cuộc hòa đàm với Taliban ở Doha và thực hiện chuyến thăm New Delhi, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan về Kashmir.
Trong khi đó, một phái đoàn cấp cao của Taliban trước đó trong tuần đã khởi hành từ Qatar tới Uzbekistan để gặp các quan chức cấp cao nước chủ nhà giữa lúc diễn ra cuộc đàm phán Mỹ-Taliban.
Liên quan đến hòa đàm Afghanistan, cùng ngày, Báo Times of India đưa tin, trong một diễn biến dường như phớt lờ Pakistan, Người Phát ngôn Taliban Zabihullah Mujahid đã bày tỏ "nỗi buồn sâu sắc" về điều mà người này cho là "khủng hoảng" ở Jammu và Kashmir.
Ông này đồng thời phản đối gắn vấn đề Kashmir với Afghanistan và khẳng định: "Việc một số bên gắn vấn đề Kashmir với Afghanistan sẽ không giúp sớm giải quyết cuộc khủng hoảng này, bởi vấn đề Afghanistan không có liên quan và cũng không nên biến Afghanistan thành một địa bàn cạnh tranh giữa các nước khác".
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Pakistan coi sự hỗ trợ của họ trong tiến trình hòa bình ở Afghanistan như một đòn bẩy để buộc Mỹ gây sức ép với Ấn Độ giải quyết vấn đề Kashmir. Taliban xem Pakistan như một nhà bảo trợ chính của phong trào này, cung cấp nơi trú ẩn, huấn luyện và tài trợ cho các tay súng và thủ lĩnh của Taliban. Chính mối quan hệ gần gũi của Pakistan với Taliban đã mang đến cho Islamabad chỗ đứng trong tiến trình hòa bình Afghanistan.
Pakistan mới đây đã dọa phá hỏng cuộc hòa đàm về Afghanistan như một chiến thuật gây sức ép với Mỹ. Tuy nhiên, tuyên bố trên của Taliban, dường như chịu ảnh hưởng của Washington, đã khiến Islamabad "mất quân bài chủ".
Tuyên bố của Taliban tránh chỉ trích Ấn Độ về hành động ở Kashmir, thay vào đó tập trung vào "những khó khăn của người Hồi giáo" tại vùng lãnh thổ này, qua đó để ngỏ cánh cửa can dự với New Delhi.
| Thủ tướng Ấn Độ: Nền tự trị ở Kashmir nuôi dưỡng 'chủ nghĩa khủng bố' TGVN. Ngày 8/8, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định, quyết định tước quy chế tự trị đối với khu vực Kashmir là nhằm ... |
| Ấn Độ với vấn đề Kashmir: Hệ lụy khôn lường TGVN. Chính phủ Ấn Độ huỷ bỏ mọi đặc quyền tự trị sâu rộng dành cho khu vực Kashmir. Hệ luỵ hiện chưa thể lường hết ... |
| Jammu và Kashmir: Ấn Độ triển khai thêm 8.000 lính, Mỹ thúc giục các bên tôn trọng thực trạng TGVN. Theo báo Hindustan Times, ngày 5/8, Ấn Độ đã triển khai thêm ít nhất 8.000 binh sĩ bán vũ trang từ nhiều địa phương ... |