Những thách thức lớn chờ đón Emmanuel Macron

Sau những giờ phút ăn mừng, đã đến lúc vị Tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Pháp cần nghiêm túc nhìn nhận những thách thức đang chờ ông ở phía trước. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nhung thach thuc lon cho don emmanuel macron Nước Pháp vỡ òa cảm xúc với chiến thắng của ông Macron
nhung thach thuc lon cho don emmanuel macron “Emmanuel Macron” – chương mới trong lịch sử Pháp

Đoàn kết hai chiến tuyến

Việc đầu tiên ông Macron cần làm là đưa người dân Pháp, vốn bị chia rẽ bởi những tư tưởng và bè phái chính trị khác biệt, lại gần nhau hơn. Một số phân tích dữ liệu cũng cho thấy nước Pháp bị chia thành hai phe, giữa một bên là các vùng đô thị sung túc hơn và cởi mở với các tư tưởng cải cách hơn và bên kia là các khu vực nghèo khó hơn, chủ yếu ở các vùng công nghiệp kém phát triển, mạnh mẽ ủng hộ ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen. 

Dù ông Macron đắc cử với hơn 65% số phiếu, song không ít người cho rằng nhiều cử tri ủng hộ ông để cản đường phe cực hữu và sự ủng hộ này có thể sẽ không còn trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 6/2017.

Tờ The Local dẫn lời chuyên gia Stephane Rozes, hiện làm việc tại Viện nghiên cứu chính sách CAP cho rằng ông Macron có thể sẽ khó lòng thống nhất được các cử tri Pháp bởi “sự chia rẽ giữa (những người ủng hộ) Macron và Le Pen là sự phân chia đối lập về bản sắc, về dân tộc chứ không phải là sự chia rẽ tả hữu đơn thuần, và điều này có thể còn tiếp tục diễn ra trong cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới”.

nhung thach thuc lon cho don emmanuel macron
Liệu tuổi trẻ, nhiệt huyết và tài năng có thể giúp ông Macron hàn gắn một nước Pháp chia rẽ? (Nguồn: AFP)

“Tiến bước” vào Quốc hội

Phong trào Tiến bước (En Marche!) của Emmanuel Macron được thành lập chưa đầy 1 năm trước, song đã nhanh chóng thu hút được sự ủng hộ của hàng trăm nghìn cử tri. Ông Macron cũng đã về nhất trong vòng 1 cuộc bầu cử với gần 1/4 số phiếu ủng hộ, và giành chiến thắng chung cuộc trước đối thủ Le Pen.

Giờ đây, điều ông cần làm là tận dụng đà thắng lợi này - điều chưa từng có trong lịch sử nước Pháp - để có thể cùng phong trào của mình “tiến bước” tại Quốc hội. Theo AFP, sau những thành công đã có được, ông Macron tin tưởng rằng người dân Pháp sẽ tiếp tục ủng hộ ông trong các cuộc bầu cử ngày 11 và 18/6 tới. 

Tuy nhiên, ông Macron sẽ đối mặt với không ít thách thức trong cuộc cạnh tranh này bởi phe trung hữu bảo thủ, đang hy vọng khôi phục vị thế của mình sau thất bại của ứng cử viên François Fillon và buộc tân Tổng thống phải chấp nhận thành lập liên minh trong Quốc hội. Bên cạnh đó, phe cực tả, với kết quả ngoài trông đợi của ứng cử viên Jean Luc-Mélenchon trong vòng 1 (19,6%) cũng đang có những toan tính của riêng mình. 

Khôi phục niềm tin đã mất

The Local dẫn kết quả một cuộc thăm dò dư luận gần đây do hãng Cevipof tiến hành cho thấy, 81% người Pháp có cái nhìn tiêu cực về các chính trị gia, 89% số người được hỏi cho rằng ý kiến của họ chẳng bao giờ được các nhà lãnh đạo để tâm tới. 75% người tham gia cuộc thăm dò này cho rằng các chính trị gia ngày càng tham nhũng và 58% số này muốn giới chính trị cầm quyền phải minh bạch hơn. 

Sau thành công trong cuộc bầu cử, tân Tổng thống Pháp phải nhanh chóng lấy được lòng tin và sự ủng hộ của người dân bằng việc hiện thực hóa những cam kết mạnh mẽ mà ông đã đưa ra. Ông Macron từng cam kết sẽ thông qua một điều luật mới nhằm xử lý tình trạng tham nhũng trong giới chính trị trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 6 tới. 

Vực dậy nền kinh tế

Mất việc làm là một trong những nguyên nhân chính khiến người dân Pháp nói riêng và toàn châu Âu ngày càng bất mãn với chính quyền và cũng là lý do khiến các lực lượng dân túy, dân tộc chủ nghĩa cực đoan trỗi dậy. AFP cho rằng giống như những người tiền nhiệm, ông Macron sẽ được dư luận đánh giá dựa trên những kết quả mà ông đạt được trong trong lĩnh vực việc làm, nhất là ở thời điểm nước Pháp có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn 10%, trong khi tỉ lệ trung bình tại châu Âu là 8%.

nhung thach thuc lon cho don emmanuel macron
Pháp đang có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất châu Âu. (Nguồn: thelocal.fr)

Trong chiến dịch tranh cử, ông Macron đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng ban bố các sắc lệnh để cải cách thị trường lao động ngay từ mùa Hè năm nay, tuy nhiên biện pháp này có thể dẫn đến các cuộc biểu tình, hoặc thậm chí là đình công phản đối mạnh mẽ. Tân Tổng thống Pháp đã đề ra mục tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống còn 7% vào cuối nhiệm kỳ. 

Tuy nhiên, để hoàn thành các dự định của mình, ông Macron cần phải có được sự đồng thuận của Quốc hội, và điều này lại phụ thuộc vào sự thể hiện của phong trào Tiến bước trong các cuộc bầu cử lập pháp vào tháng 6. Hơn thế nữa, ngay cả khi đã có được cái gật đầu từ phía Quốc hội, Reuters cho rằng các cải cách đầy tham vọng mà ông đưa ra khó có thể hoàn thành và đem lại hiệu quả trong một sớm một chiều. Có thể nước Pháp sẽ phải mất tới hàng tháng, hoặc thậm chí là hàng năm để chứng kiến những thay đổi đáng kể. 

Reuters nhận định những trì hoãn và bế tắc có thể sẽ khiến ông Macron và chính quyền của mình đi vào vết xe đổ của cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder, người đề ra “Kế hoạch 2010” song đã thất bại và phải trả giá bằng việc để mất quyền lực của chính mình. Gilles Moec, nhà kinh tế hàng đầu hiện đang làm việc tại Ngân hàng Merrill Lynch Mỹ, nói: “Ông Macron hứa hẹn một cuộc cải cách lớn mà thành công có được hay không lại phụ thuộc vào việc đàm phán với các liên đoàn… Tôi hiểu chiến lược của ông ấy là gì, song đó không phải là những kế hoạch có thể nhanh chóng cho thấy kết quả. Mọi chuyện sẽ cần rất nhiều thời gian”. 

Vấn nạn khủng bố 

Từ tháng 1/2015 đến nay, hàng loạt vụ khủng bố trên lãnh thổ Pháp đã làm 239 người thiệt mạng. AFP nhận định cuộc chiến chống khủng bố ở trong và ngoài nước chắc chắn sẽ là một trong những thách thức lớn đối với ông Macron, chính trị gia trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. 

The Local dẫn lời chuyên gia Marc Hecker, hiện đang làm việc tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, nói: “Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng muốn phá vỡ sự thống nhất của các quốc gia bằng việc khoét sâu căng thẳng giữa cộng đồng người Hồi giáo và những cộng đồng khác”. Ông cũng chỉ ra nguy cơ mà tân Tổng thống Pháp phải đối mặt trong cuộc chiến này khi hàng trăm chiến binh cực đoan tìm cách trở về nước sau quãng thời gian tham chiến tại Syria và Iraq.

nhung thach thuc lon cho don emmanuel macron
Vụ khủng bố ngày 22/4 tại Đại lộ Champs-Elysées ở trung tâm Paris gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng an ninh tại Pháp. (Nguồn: AP)

Cây bút bình luận của The Local, Elisabeth Beretta cho rằng điều quan trọng hiện nay là dù chưa hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực này song ông Macron cần nhanh chóng có những quyết sách đúng đắn để thể hiện vai trò là người lãnh đạo lực lượng quân sự và bản thân hoàn toàn có thể kiểm soát được các thách thức này. Tướng Jean-Paul Palomeros, cố vấn của ông Macron thì cho rằng các cam kết của Pháp đối với Trung Đông và châu Phi dưới thời tân Tổng thống sẽ không có gì thay đổi. 

Bước đi táo bạo

Emmanuel Macron là người đề cao liên minh Pháp - Đức, cho rằng việc khôi phục mối quan hệ này là một trong những yếu tố quan trọng để tái thiết châu Âu sau cú sốc Anh ra đi (Brexit) và cuộc khủng hoảng di cư. Tổng thống Pháp đắc cử dự định sẽ đi thăm các nước châu Âu ngay trong các tháng đầu sau khi nhậm chức để đề xuất một “lộ trình 5 năm nhằm xây dựng một ngân sách thực sự cho khu vực đồng tiền chung châu Âu, và tạo dựng một châu Âu với 27 thành viên, gắn kết và thống nhất trong các lĩnh vực như môi trường, công nghiệp và nhập cư”. 

Vincenzo Scarepetta, một nhà phân tích đang làm việc tại tổ chức OpenEuro, cho rằng ông Macron có thể đã đề ra những mục tiêu quá sức mình. Ông nói: “Cải tổ châu Âu có thể là một kế hoạch rất hay về mặt lý thuyết, song ông Macron lại quá liều lĩnh: ông ấy muốn xây dựng ngân sách chung cho khu vực đồng euro và bổ nhiệm một bộ trưởng cho khu vực này. Liệu điều đó có thực tế hay không, nhất là khi họ phải thay đổi hiệp ước?”. 

nhung thach thuc lon cho don emmanuel macron Bầu cử Pháp: Lựa chọn mạo hiểm hay miễn cưỡng chấp nhận

Sau chiến dịch tranh cử “chẳng giống ai”, nước Pháp giờ đây lại chuẩn bị đón nhận một vị Tổng thống “chẳng giống ai”.

nhung thach thuc lon cho don emmanuel macron Bầu cử Pháp: "Ngày yên tĩnh" trước thời điểm quyết định

Ngày 6/5, nước Pháp lại bước vào "ngày yên tĩnh" trước cuộc bầu cử tổng thống vòng 2 sẽ diễn ra ngày 7/5. Trong ngày ...

nhung thach thuc lon cho don emmanuel macron Bầu cử Pháp: Chính sách kinh tế của cả hai ứng cử viên đều thiếu thuyết phục

Cuộc thăm dò mới đây của Viện BVA tại Pháp cho thấy một bộ phận đông người Pháp không đồng ý với các đề xuất ...

Minh Quân (theo AFP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự đoán kết quả Bầu cử Mỹ: Nếu bà Harris đánh bại ông Trump, đây sẽ là lời giải đáp

Dự đoán kết quả Bầu cử Mỹ: Nếu bà Harris đánh bại ông Trump, đây sẽ là lời giải đáp

Tờ New York Times đăng bài viết lý giải những thành tố đóng góp vào thành công của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Harris, nếu như bà chiến thắng.
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng như 2008 2021, Traveller 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Công ty SPP thông tin, châu Âu vẫn chưa đạt được thoả thuận thay thế khí đốt Nga qua đường ống bằng khí đốt từ Azerbaijan.
Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Cuối tuần qua, Wedge Holdings từ Nhật Bản và Showa Brain Navi Vietnam (SBNV) đã làm nổi bật sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity tại TP. Hồ Chí Minh
Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Hãng xe Nhật Bản vừa đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp Honda BeAT tại Việt Nam, từng bước làm mới danh mục xe để gia tăng tính cạnh ...
Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đồng bào dân tộc thiểu số của thành phố Hà Nội cư trú tập trung theo cộng đồng tại 119 thôn, thuộc 14 xã của 5 huyện.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động