“Nóng” trước trận đấu cuối cùng

Cuộc tranh luận lần thứ 3 và cũng là lần cuối cùng giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump sẽ diễn ra trong 90 phút, ngày 19/10 (giờ Mỹ) tại Đại học Nevada ở thành phố Las Vegas.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nong truoc tran dau cuoi cung Thông điệp ẩn chứa sau 3 bộ trang phục của bà Clinton trong loạt tranh luận
nong truoc tran dau cuoi cung Ông Trump tuyên bố chỉ công nhận kết quả bầu cử nếu thắng cuộc

Điều hành cuộc thảo luận cuối cùng này là phóng viên Fox News Chris Wallace - người được cho là sẽ tung ra những câu hỏi hóc búa hơn so với những người điều hành các phiên thảo luận trước đó.

Cuộc tranh luận sẽ được chia thành các đoạn 15 phút về những chủ đề khác nhau. Mỗi ứng cử viên sẽ có 2 phút để trả lời câu hỏi và sau đó có cơ hội đối đáp với đối thủ của mình. Sáu chủ đề sẽ được đưa ra thảo luận gồm vấn đề nhập cư, các chính sách xã hội và vấn đề nợ, nhân sự Tòa án tối cao, kinh tế, chính sách đối ngoại và sự phù hợp của mỗi ứng cử viên với vị trí Chủ nhân Toà Bạch Ốc.

nong truoc tran dau cuoi cung
Ông Trump và bà Clinton tại phiên tranh luận trực tiếp lần 2, ngày 9/10. (Nguồn: NBC)

Giới phân tích nhận định đây được coi là cơ hội cuối cùng để ông Donald Trump có thể lập lại thế cân bằng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Chính vì vậy, tại cuộc tranh luận lần này và không còn cơ hội nào tốt hơn, ông Trump phải thể hiện được mình. Vị tỷ phú 70 tuổi phải tìm cách thu hút sự quan tâm và ủng hộ của cử tri Mỹ trong một cuộc tranh luận được dự đoán là nảy lửa, có thể thu hút tới 50 triệu người theo dõi.

Bà Clinton chiếm lợi thế

Trải qua nhiều kỳ bầu cử, đến nay bản đồ bầu cử của nước Mỹ  đã được chia vẽ theo các tiểu bang tùy thuộc vào mức độ ủng hộ của bang đó đối với đảng nào. Loại thứ nhất là những bang “thành trì” của đảng Dân chủ hay Cộng hòa (luôn ủng hộ đảng). Theo CNN, đảng Dân chủ có 17 bang loại này, trong khi đảng Cộng hòa có 22 bang. Loại thứ hai là các bang có thiên hướng ủng hộ cho một đảng (đảng Dân chủ có 6 bang loại này, đảng Cộng hòa có 3 bang). Loại thứ 3 là các bang “chiến trường”. Đây cũng là những bang “dao động”, tức là có lúc ủng hộ đảng này, có lúc ủng hộ đảng kia. Ông Trump đang cố gắng giành giật phiếu đại cử tri với bà Clinton tại các bang “dao động” là Florida, Maine, Nebraska, Nevada, North Carolina và Ohio.

Ở mỗi bang sẽ có một số lượng nhất định các phiếu đại cử tri, nhân tố quyết định giành thắng lợi chung cuộc. Có tất cả 538 phiếu đại cử tri từ 50 tiểu bang và quận Columbia của nước Mỹ. Số lượng các phiếu đại cử tri ở mỗi bang bằng số lượng các nghị sỹ mà mỗi tiểu bang có ở Quốc hội Mỹ. Để trở thành Tổng thống Mỹ, ứng cử viên cần có ít nhất 270 phiếu đại cử tri. 

Các cuộc thăm dò dư luận được tiến hành trên toàn nước Mỹ sau khi vụ bê bối với phụ nữ của ông Trump bị tiết lộ cho thấy bà Clinton đang dẫn khá xa so với ông Trump. Theo thăm dò của CBS News tiến hành tuần trước, bà Clinton dẫn trước ông Trump với 9 điểm phần trăm (47% so với 38%), trong khi theo thăm dò Đại học Monmouth, bà Clinton dẫn trước 12 điểm phần trăm (50% so với 38%).

Thậm chí, mạng FiveThirtyEight đánh giá xác suất thắng cử của ông Trump chỉ là 12,4% còn xác suất của bà Clinton là 87,6%. Không chỉ có ưu thế về số cử tri ủng hộ, bà Clinton đã tạo được ưu thế cách biệt về số phiếu đại cử tri. Theo CNN, hiện bà Clinton đã có 272 phiếu ủng hộ, trong khi ông Trump mới chỉ có 196 phiếu. Ông Trump đã không thành công trong việc tạo dựng được thêm đồng minh và những người ủng hộ mình. Hơn thế, ông còn đang đánh mất sự ủng hộ của nhiều cử tri, nhất là các cử tri nữ, sau hàng loạt những cáo buộc về việc ông đã có các hành vi sàm sỡ với phụ nữ.

Bà Clinton sẽ tìm cách vận động để cử tri Mỹ bỏ phiếu cho bà thay vì chỉ đơn thuần không bỏ phiếu cho ông Trump.

Chiến lược của các ứng cử viên

Có thể nói, chiến dịch vận động tranh cử của bà Clinton có lợi thế vượt xa so với ông Trump. Bà có 489 văn phòng vận động tranh cử ở các tiểu bang so với 207 văn phòng của ông Trump. Bà cũng có được số tiền vận động tranh cử nhiều gấp đôi so với Trump và chi nhiều tiền hơn cho quảng cáo trên truyền hình. Theo Bloomberg, cỗ máy tranh cử của bà Clinton chi 12,9 triệu USD cho quảng cáo trên truyền hình trong tuần đầu tiên của tháng 10 so với 6 triệu USD của Trump.

Tuy nhiên, phe Cộng hòa vẫn còn một vài hy vọng. Thăm dò ngày 17/10 của CNN/ORC cho thấy ông Trump vẫn có cơ hội tại 3 bang “chiến trường”: Nevada, North Carolina và Ohio. Thậm chí tại Ohio, Trump đang dẫn trước Clinton 4 điểm phần trăm. Những người ủng hộ ông Trump cũng vẫn nuôi hy vọng việc lộ ra những thông tin gần đây từ Wikileaks về việc bà Clinton bất cẩn trong sử dụng thư điện tử có thể làm tổn hại đến ứng cử viên của đảng Dân chủ. Trong đó, theo những thư điện tử của FBI, Thứ trưởng Ngoại giao Patrick Kennedy đã yêu cầu FBI nhẹ tay trong việc phân loại mật để đổi lại việc cho phép các nhân viên FBI có thể đi đến những quốc gia mà trước đây họ không được đến. Tuy nhiên, những thông tin này không là gì so với những vỡ lở về chuyện ông Trump sàm sỡ phụ nữ.

Tỷ lệ ủng hộ nghiêng mạnh về bà Clinton cho thấy ông Trump không còn gì để mất khi đứng trên sân khấu của trường Đại học Nevada ở Las Vegas. Trong những tuần cuối trước khi bầu cử diễn ra, ông Trump đang cố gắng tìm cách khắc họa cuộc bầu cử này là gian lận, không công bằng, trong đó chính ông là nạn nhân trong âm mưu của giới truyền thông và bà Clinton nhằm làm cho ông mất uy tín. Điều này khiến nhiều người lo ngại công chúng Mỹ sẽ nghi ngờ kết quả của cuộc bầu cử tháng 11 tới.

Lòng tin của cử tri

Trong cuộc tranh luận lần 3 này, một số chuyên gia cho rằng ông Trump có thể sẽ tập trung vào một vài vấn đề mà ông có thể tranh thủ được cử tri ở những bang quan trọng. Theo đó, ông sẽ tập trung vào vấn đề tự do thương mại, đồng thời đặt bà Clinton vào thế thủ trong các vấn đề như sử dụng thư điện tử và những lùm xùm của Quỹ Clinton. Trong khi đó, bà Clinton có lẽ sẽ thoát ra khỏi những cuộc tranh cãi với ông Trump và tập trung bàn về tương lai của nước Mỹ, lĩnh vực mà bà rất có thế mạnh. Bên cạnh đó, bà sẽ tìm cách vận động để cử tri Mỹ bỏ phiếu cho bà thay vì chỉ đơn thuần không bỏ phiếu cho ông Trump.

Những tranh cãi về các bê bối cá nhân thay cho các vấn đề chính sách, cùng với nỗ lực của ông Trump lên án cuộc bầu cử bị gian lận khiến nhiều người Mỹ ở cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa mất lòng tin vào hệ thống bầu cử Mỹ. Một số chuyên gia nhận định cuộc bầu cử này không chỉ là chuyện lựa chọn ai sẽ làm Tổng thống nước Mỹ trong nhiệm kỳ tới mà còn cho thấy những giá trị hỗ trợ cho nền dân chủ Mỹ đang bị hủy hoại. Trong một cuộc khảo sát do Trường Luật Stanford tiến hành từ 6 – 8/10 đối với 3.000 cử tri đã đăng ký, có đến 40% mất lòng tin, 6% chưa bao giờ có lòng tin, chỉ khoảng 52% nói là có lòng tin vào nền dân chủ Mỹ. Theo thăm dò của Monkey Election Tracking, chỉ có 31% coi kết quả của cuộc bầu cử này là hợp pháp.

Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Barack Obama, khi nói với báo giới ngày 18/10, đã yêu cầu ông Trump dừng than vãn về cuộc bầu cử bị gian lận mà tập trung vào chứng tỏ năng  lực của mình với cử tri. Cuộc tranh luận lần 3 chính là cơ hội cuối cùng và không thể tốt hơn để ông Trump chứng tỏ bản thân.

nong truoc tran dau cuoi cung Ông Trump tuyên bố chỉ công nhận kết quả bầu cử nếu thắng cuộc

Tuyên bố trên của ông Trump lại càng khiến chiến dịch tranh cử của ông hứng “bão” dư luận.

nong truoc tran dau cuoi cung "Bà Clinton và ông Trump đã bỏ lỡ một cơ hội lớn"

Một nhà môi trường học Mỹ nhận định: Các cuộc tranh luận giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ không đề cập đến biến ...

nong truoc tran dau cuoi cung Lượng cử tri Mỹ đăng ký bỏ phiếu bầu tổng thống đạt mức kỷ lục 200 triệu

Theo công ty dữ liệu thuộc Đảng Dân chủ TargetSmart, hơn 200 triệu người Mỹ đã đăng ký bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng ...

Thanh Hải

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016

Đọc thêm

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đang hợp tác với Nga được coi là cái cớ để cố gắng kiềm chế ...
Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?
Điểm mặt loạt xe mới ra mắt khách hàng Việt trong tháng 4/2024

Điểm mặt loạt xe mới ra mắt khách hàng Việt trong tháng 4/2024

Hàng loạt mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Suzuki, Ford, Hyundai và cả McLaren đã ra mắt khách hàng Việt trong tháng 4/2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024

Thủ tướng yêu cầu phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề ra và tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 5 và thời ...
Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản và Philippines nhất trí nỗ lực đạt thỏa thuận tiếp cận đối ứng nhằm tăng cường hợp tác an ninh.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động