Sự kiện quốc tế nổi bật tuần 18-24/10: Mỹ-Trung ‘đấu khẩu’ về Đài Loan; Bán đảo Triều Tiên ‘nóng’ vì tên lửa

Ly Lê
Căng thẳng Nga-NATO; Mỹ-Trung tranh cãi về vấn đề Đài Loan; khủng hoảng năng lượng... là những sự kiện quốc tế nối bật trong tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua:

Quan hệ Nga-NATO đang ở 'điểm trũng'. (Nguồn: AP)
Quan hệ Nga-NATO đang ở 'điểm trũng'. (Nguồn: AP)

Căng thẳng Nga-NATO leo thang

Trong những ngày gần đây, giữa Nga-NATO lại xuất hiện những động thái làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ song phương.

Ngày 18/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra thông báo, Moscow sẽ dừng hoạt động của phái bộ ngoại giao tại NATO, cũng như đóng cửa các văn phòng thông tin và liên lạc quân sự của NATO tại Moscow từ ngày 1/11. Sau ngày đó, mọi thông tin trao đổi giữa hai bên sẽ được thực hiện thông qua Đại sứ quán Nga tại Brussels (Bỉ).

Đây được cho là động thái đáp trả sau khi liên minh quân sự NATO trục xuất 8 thành viên của phái bộ Nga tại tổ chức này với cáo buộc làm gián điệp vào tuần trước.

Đến ngày 22/10, hãng tin AFP đưa tin các bộ trưởng quốc phòng của liên minh NATO đã chấp thuận một kế hoạch tổng thể mới để phòng thủ trước bất kỳ cuộc tấn công tiềm tàng nào của Nga trên nhiều mặt trận.

Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên trái, nhận thấy CPTPP có cơ hội củng cố vị thế của Bắc Kinh, thì Tổng thống Mỹ Joe Biden lại miễn cưỡng tham gia hiệp ước thương mại. (Nguồn ảnh AP)
Mỹ-Trung bất đồng trong vấn đề Đài Loan. (Nguồn: AP)

Mỹ tuyên bố sẽ ‘bảo vệ Đài Loan’, Trung Quốc tức giận

Ngày 21/10, trong một sự kiện diễn ra tại tòa thị chính ở Baltimore, Maryland, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết Mỹ sẽ “sẵn sàng bảo vệ Đài Loan nếu Bắc Kinh phát động chiến dịch quân sự". Kiên quyết với quan điểm của mình, tuy nhiên ông Biden cho biết, ông không muốn có một cuộc chiến tranh lạnh với Trung Quốc.

Trước đó, vào tháng 8/2021, Mỹ cũng từng lên tiếng tuyên bố sẽ bảo vệ các đồng minh chủ chốt, trong đó có Đài Loan.

Trước tuyên bố của ông Biden, ngay ngày 22/10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho rằng, Mỹ cần tránh gửi đi thông điệp sai lầm tới lực lượng ủng hộ độc lập của Đài Loan.

Triều Tiên tiếp tục phóng thử tên lửa lần thứ 2 trong tuần, Mỹ có an toàn trước vũ khí mới của Bình Nhưỡng? (NGuồn: AFP)
Triều Tiên tiếp tục phóng thử tên lửa lần thứ 2 trong tuần.

Hàn Quốc-Triều Tiên thay nhau phóng tên lửa

Ngày 20/10, hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Viện hàn lâm Khoa học quốc phòng nước này đã thử nghiệm thành công một mẫu mới tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) với công nghệ dẫn đường hiện đại từ khu vực lân cận Sinpo.

Ngay sau đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp kín khẩn cấp về vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, không có thành viên nào của Hội đồng Bảo an đề xuất ra thông cáo chung sau phiên họp.

Ba nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an là Mỹ, Anh và Pháp cho biết trong thời gian tới, những nước này sẽ thúc đẩy nhằm thực thi nghiêm túc hơn các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.

Trong khi đó, hai ủy viên thường trực còn lại là Trung Quốc và Nga không phát biểu ý kiến.

Các nước ủy viên châu Âu trong Hội đồng Bảo an gồm Ireland, Estonia và Pháp ra thông cáo chung lên án các vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy nghiêm túc thực thi các lệnh trừng phạt đối với quốc gia Đông Bắc Á này.

Ngày 21/10, Hàn Quốc đã phóng thành công tên lửa ba tầng KSLV-II NURI tự chế tạo lên quỹ đạo Trái đất. Tuy nhiên, tên lửa Nuri với chiều 47,2m và nặng 200 tấn đã không thành công trong việc đưa vệ tinh ứng dụng nặng 1,5 tấn lên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất (600-800km).

Dự án tên lửa này được triển khai hơn 10 năm và được Hàn Quốc đầu tư gần 2 nghìn tỷ won với 250 nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KARI) thực hiện.

Các quan chức cho rằng việc phóng được tên lửa là điều rất quan trọng đối với tham vọng về vũ trụ của Hàn Quốc, bao gồm kế hoạch gửi các vệ tinh kết nối tân tiến hơn và có các vệ tinh tình báo quân sự của riêng mình. Nước này đang đặt mục tiêu đưa một tàu thăm dò lên Mặt trăng vào năm 2030.

Căn cứ al-Tanf của quân đội Mỹ tại Syria. (Nguồn: AP)
Căn cứ al-Tanf của quân đội Mỹ tại Syria. (Nguồn: AP)

Căn cứ quân sự Mỹ ở Syria bị tấn công

Ngày 20/10, một loạt tiếng nổ lớn đã vang lên từ trong căn cứ quân sự al-Tanf của Mỹ và đồng minh ở phía Nam Syria, gần biên giới Iraq và Jordan.

Một quan chức Mỹ xác nhận căn cứ bị tấn công bằng máy bay không người lái mang chất nổ và có thể là cả hỏa lực từ một hệ thống mặt đất. Không có binh sĩ nào bị thương hoặc thiệt mạng sau vụ tấn công.

Một báo cáo chưa được kiểm chứng cho hay, nhóm phiến quân đã liên lạc với liên quân do Mỹ đứng đầu để cảnh báo về kế hoạch tấn công căn cứ ở al-Tanf. Sau đó, Mỹ đã cho sơ tán nhân sự tại căn cứ.

Hiện chưa có lực lượng nào lên tiếng chịu trách nhiệm cho đợt đột kích này. Vụ tấn công xảy ra chỉ vài ngày sau khi một lực lượng dân quân thân Iran thề sẽ đáp trả lại một cuộc không kích gần khu vực Palmyra ở miền Trung Syria.

Tin thế giới 20/10: Nga tỏ rõ sự thất vọng về Mỹ và NATO; Hội nghị quốc tế về Afghanistan chính thức khởi động, Mỹ lại sắp ‘tung đòn’ mới vào Trung Quốc
Hội nghị quốc tế về Afghanistan theo định dạng Moscow. (Nguồn: Reuters)

Hội nghị quốc tế về Afghanistan ở Nga

Ngày 20/10, tại thủ đô Moscow, Liên bang Nga đã diễn Hội nghị quốc tế về Afghanistan theo định dạng Moscow. Hội nghị có sự góp mặt của phái đoàn Taliban do Phó Thủ tướng thứ hai trong nội các lâm thời Taliban Abdul Salam Hanafi dẫn đầu.

Trong tuyên bố chung được đưa ra sau Hội nghị, các bên tham dự đều mong muốn thúc đẩy nỗ lực chung nhằm cung cấp viện trợ nhân đạo và kinh tế khẩn cấp cho người dân Afghanistan. Phía Taliban tiếp tục kêu gọi sự công nhận chính quyền mới ở Afghanistan của cộng đồng quốc tế.

Đây là diễn đàn quốc tế về Afghanistan đầu tiên được Nga tổ chức kể từ khi Taliban lên nắm quyền. Tuy nhiên, Washington không tham dự do những khó khăn về mặt hậu cần và cho biết sẽ có mặt tại các diễn đàn tương tự trong tương lai.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky  Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Nguồn: Reuters)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Ukraine

​​Ngày 19/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev. Cuộc thảo luận diễn ra xoay quanh vấn đề về việc thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng, tình hình an ninh ở miền Đông Ukraine, Biển Đen và Biển Azov.

Theo AFP, ông Lloyd Austin kêu gọi Nga chấm dứt chiếm đóng Crimea và cho rằng nước này là “một trở ngại” cho giải pháp hoà bình trong các cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.

Ukraine là điểm dừng chân thứ hai của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong chuyến công du châu Âu (cùng với Gruzia và Romania) nhằm củng cố quan hệ đồng minh – đối tác và thực thi cam kết của Mỹ đối với một “châu Âu an toàn, ổn định và thịnh vượng”.

Hội nghị thượng đỉnh EU bắt đầu từ ngày 21/10. (Nguồn: AP)
Hội nghị thượng đỉnh EU bắt đầu từ ngày 21/10. (Nguồn: AP)

Liên minh châu Âu họp thượng đỉnh, tập trung vào cuộc khủng hoảng năng lượng

Tại Hội nghị thượng đỉnh EU bắt đầu từ ngày 21/10, liên minh này đã hối thúc các quốc gia sử dụng khẩn cấp "hộp công cụ" để hỗ trợ trong ngắn hạn cho những người tiêu dùng dễ bị tổn thương nhất cũng như các công ty châu Âu.

"Hộp công cụ" này là gói các biện pháp mà chính phủ các nước có thể thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp mang tính dài hạn hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng đang xảy ra ở châu Âu.

Hiện hầu hết các quốc gia đã lên kế hoạch hành động khẩn cấp để bảo vệ người tiêu dùng như cắt giảm thuế năng lượng và trợ cấp cho những hộ gia đình nghèo hơn.

Tuy nhiên, những giải pháp mang tính dài hạn hơn đang gây bất đồng giữa các nước, liên quan đến việc EU cần hành động như thế nào để có thể tự bảo vệ nếu tình trạng giá năng lượng lại tiếp tục tăng vọt trong tương lai.

Ba Lan, CH Czech và Tây Ban Nha đã yêu cầu EU hạn chế sự tham gia của các nhà đầu cơ tài chính vào thị trường carbon, vấn đề mà các nước này cho là nguyên nhân khiến giá CO2 tăng cao kỷ lục. Trong khi đó, Ba Lan đề nghị EU điều tra nguyên nhân khiến giá khí đốt tăng cao ở châu Âu. EC đã nhất trí xem xét cả 2 vấn đề nhưng không cam kết có thực hiện ngay lập tức.

Trong khi đó, các nước khác như Đức và Hà Lan lại thận trọng với việc sửa đổi những quy định của EU trong ứng phó với cuộc khủng hoảng mà các quốc gia này cho là sẽ diễn ra trong ngắn hạn.

Ngoài ra, việc giá năng lượng tăng đột biến cũng gây ra những bất đồng trong chính sách của EU về chống biến đổi khí hậu, trong đó Ba Lan đã kêu gọi EU thay đổi hoặc trì hoãn một số biện pháp "xanh" đã được lên kế hoạch.

Chính quyền quân sự Myanmar cam kết hợp tác 'nhiều nhất có thể' với ASEAN
Chính quyền quân sự Myanmar cam kết hợp tác 'nhiều nhất có thể' với ASEAN. (Nguồn: AP)

Lãnh đạo quân sự Myanmar lên tiếng về việc không được mời dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Ngày 22/10, Bộ Ngoại giao của chính quyền quân sự tại Myanmar đã phản đối quyết định được đưa ra của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) liên quan đến việc khối chỉ cho phép các “đại diện phi chính trị” tham dự hội nghị cấp cao dự kiến diễn ra từ ngày 26-28/10.

Trước đó, ngày 16/10, Brunei, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2021, đã ra thông báo khối sẽ không mời lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, tướng Min Aung Hlaing, tới dự hội nghị cấp cao sẽ diễn ra vào cuối tháng 10.

Lý do được ASEAN đưa ra là Myanmar vẫn "chưa đạt đủ tiến bộ" trong việc thực hiện kế hoạch đồng thuận 5 điểm đã được ASEAN nhất trí thông qua hồi tháng 4 năm nay nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại quốc gia này sau cuộc chính biến.

Sau khi thông báo này được đưa ra, các quan chức Myanmar đã bày tỏ thái độ thất vọng và phản đối động thái từ các Ngoại trưởng ASEAN. Bên cạnh đó, một phát ngôn viên của chính quyền quân sự Myanmar cũng cáo buộc có yếu tố "nước ngoài can thiệp" vào quyết định trên của Brunei.

Vì sao biến đổi khí hậu lại khiến thế giới bất ổn?

Vì sao biến đổi khí hậu lại khiến thế giới bất ổn?

Báo cáo mới nhất của các cơ quan tình báo Mỹ nhận định, biến đổi khí hậu sẽ trở thành tác nhân khiến căng thẳng ...

Tin thế giới 22/10: Nga tự tin về Dòng chảy phương Bắc 2; Mỹ thừa nhận ‘thua’ Nga và Trung Quốc; Nguy cơ xảy ra cuộc chạy đua vũ trang mới

Tin thế giới 22/10: Nga tự tin về Dòng chảy phương Bắc 2; Mỹ thừa nhận ‘thua’ Nga và Trung Quốc; Nguy cơ xảy ra cuộc chạy đua vũ trang mới

Dòng chảy phương Bắc 2; Khủng hoảng năng lượng; Mỹ thua Nga và Trung Quốc trong phát triển tên lửa siêu thanh... là những sự ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và ...
Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Hồi 7h ngày 14/11, vị trí tâm bão số 8 vào khoảng 21,0 độ vĩ Bắc; 114,1 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển ...
Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông vẫn nóng ran với các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng ở Lebanon, trong khi chưa có được lệnh ngừng bắn cuối cùng ở Gaza.
Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 (15/10) Âm lịch năm Giáp Thìn 2024 với ước mong cho các thành viên trong gia đình luôn bình an, khỏe mạnh, nhiều may mắn.
Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Nằm bên vịnh Ngòi Hoa và những tán rừng nguyên sinh thăm thẳm, thiên nhiên còn 'trao tặng' bản Ngòi Hoa (Hoà Bình) bầu không khí mát dịu, trong lành.
Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

'Ngọc Điệp Kỳ Nam' sẽ được Hoa hậu Kỳ Duyên trình diễn trong phần thi trang phục dân tộc (National Costume) ở bán kết Miss Universe 2024.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Phiên bản di động