Việc luận tội một tổng thống Mỹ diễn ra như thế nào?

TH
TGVN. Một bài bình luận gần đây trên AFP cho rằng, tuyên bố ngày 24/9 về việc những người của đảng Dân chủ tại Hạ viện chính thức điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump về cáo buộc lạm dụng quyền lực là một "canh bạc" đặt cược lớn với hệ quả khó đoán.      
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viec luan toi mot tong thong my dien ra nhu the nao Khi Tổng thống Trump và Thủ tướng Morrison “lạc điệu”
viec luan toi mot tong thong my dien ra nhu the nao Tổng thống Trump 'sẵn sàng' làm trung gian hòa giải tranh chấp Kashmir
viec luan toi mot tong thong my dien ra nhu the nao
6 ủy ban của Hạ viện hiện đã đang tiến hành điều tra Tổng thống Trump. (Nguồn: EPA-EFE)

Hunter Biden - "giọt nước" làm tràn ly

Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện thuộc đảng Dân chủ, đã tỏ ra không mấy quan tâm tới việc luận tội tổng thống trong 3 năm đầu nhiệm kỳ của ông Trump. Tuy nhiên, vụ việc chính trị liên quan tới việc Tổng thống Trump tìm cách ép Ukraine tiến hành cuộc điều tra đối với Hunter Biden, con trai của ứng cử viên đảng Dân chủ tranh cử tổng thống Joe Biden - đối thủ của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, là "giọt nước làm tràn ly" khiến người đứng đầu đảng Dân chủ tại Hạ viện quyết định làm như vậy.

Bà Pelosi cho biết, 6 ủy ban của Hạ viện hiện đã đang tiến hành điều tra Tổng thống Trump trong nhiều lĩnh vực và sẽ tiếp tục thực hiện các tiến trình này để luận tội Tổng thống. Bà Pelosi nói: "Tổng thống sẽ phải chịu trách nhiệm. Không ai được phép đứng trên luật pháp".

Hơn 150/235 thành viên của đảng Dân chủ tại Hạ viện gồm 435 ghế đã bày tỏ ủng hộ việc luận tội tổng thống hay việc mở một cuộc điều tra để cách chức người đứng đầu nhánh hành pháp. Không có thành viên nào của đảng Cộng hòa tại Hạ viện ủng hộ việc luận tội và đảng Cộng hòa hiện đang kiểm soát Thượng viện, điều này khiến Tổng thống nhiều khả năng sẽ không bị kết tội.

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Trump đã có tweet rằng, việc luận tội là hành động "quấy rối tổng thống" và là "cuộc săn phù thùy rác rưởi". Chưa có tổng thống Mỹ nào bị cách chức vì bị luận tội, nhưng việc đe dọa sẽ bị luận tội từng khiến một tổng thống Mỹ bị hạ bệ. Cựu Tổng thống Richard Nixon đã từ chức năm 1974 để tránh bị cách chức do vụ bê bối Watergate. Ngoài ra, hai tổng thống Mỹ từng bị ảnh hưởng bởi thủ tục này: Hạ viện chính thức luận tội Tổng thống Andrew Johnson năm 1868, và luận tội Tổng thống Bill Clinton năm 1998, nhưng cả hai đều không bị kết tội tại Thượng viện.

Luận tội diễn ra như thế nào?

Nếu các nghị sỹ cho rằng một tổng thống phạm phải tội mà Hiến pháp Mỹ gọi là "tội phản quốc, nhận hối lộ, hay những tội nhẹ và tội ác nghiêm trọng khác", thủ tục luận tội sẽ bắt đầu được tiến hành ở Hạ viện.

Bất kể thành viên nào cũng có thể đề xuất việc tiến hành luận tội tổng thống, và giống với bất kỳ dự luật nào khác, đề xuất này sẽ được đệ trình lên một ủy ban. Ủy ban này có thể xem xét những chứng cứ mà họ nhận được, hoặc tự tiến hành một cuộc điều tra riêng. Nếu bằng chứng đủ mạnh, ủy ban này sẽ soạn ra những điều khoản để luận tội - về mặt chính trị tương đương với các cáo buộc - và gửi tới toàn bộ Hạ viện. Hạ viện có thể cho thông qua những điều khoản này bằng cách đạt được đa số phiếu ủng hộ "luận tội" tổng thống.

Những điều khoản này sau đó sẽ được trình lên Thượng viện, nơi việc xét xử sẽ được tiến hành, với các đại diện từ Hạ viện làm việc như những công tố viên, còn tổng thống cùng các luật sư của ông sẽ biện hộ. Chánh án Tòa án Tối cao sẽ điều khiển phiên xét xử tại Thượng viện. Thượng viện gồm 100 thành viên sau đó sẽ bỏ phiếu về các cáo buộc, phải cần tới đa số 2/3 ủng hộ để có thể kết tội và cách chức tổng thống. Nếu tổng thống bị kết tội, phó tổng thống sẽ tiếp quản Nhà Trắng.

viec luan toi mot tong thong my dien ra nhu the nao
Hạ viện Mỹ liệu có thể "thắng" ông Trump? (Nguồn: CBS)

Các tổng thống phải đối mặt với những cáo buộc nào?

"Những tội nhẹ và tội ác nghiêm trọng" được ghi trong Hiến pháp có nội hàm rất rộng. Trong trường hợp của Tổng thống Clinton và Tổng thống Nixon, các công tố viên độc lập thực hiện các cuộc điều tra sâu và thu thập các bằng chứng chứng minh cho các cáo buộc.

Tổng thống Nixon bị cáo buộc cản trở thực thi công lý, lạm dụng quyền lực và coi thường pháp luật. Tổng thống Clinton, trong vụ bê bối Monica Lewinsky, bị buộc tội khai man và cản trở thực thi công lý.

Tổng thống Trump có thể đối mặt với cáo buộc lạm dụng quyền lực vì sử dụng vị trí tổng thống của mình để ép Ukraine thực hiện cuộc điều tra xuất phát từ động cơ chính trị nhằm vào ông Joe Biden và con trai ông là Hunter Biden - người từng có hoạt động kinh doanh ở Ukraine. Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, trong cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ, cũng đã nêu chi tiết nhiều ví dụ cho thấy Tổng thống Trump bị cho là đã cản trở thực thi công lý.

Thủ tục này liên quan tới pháp luật hay chính trị?

Cáo buộc phạm phải "tội nhẹ và tội ác nghiêm trọng" có liên quan tới một loạt hành vi sai trái - không chỉ là việc đơn thuần vi phạm các tội được nêu ra trong bộ luật hình sự. Ví dụ, việc nghỉ việc trong suốt 1 năm không phải là hành vi phạm pháp nhưng chắc chắn sẽ dẫn tới việc tổng thống bị luận tội vì không hoàn thành nghĩa vụ của mình theo quy định của Hiến pháp.

Và mặc dù cần có những bằng chứng mạnh đủ sức thuyết phục, tiến trình luận tội thực chất lại mang bản chất chính trị, không phải tội phạm. Trong các lần luận tội trước đây, sự ủng hộ và phản đối phụ thuộc vào đảng phái chính trị. Mặc dù vậy, trong trường hợp của Tổng thống Nixon, sự tấn công quá mạnh tới nỗi đảng Cộng hòa ủng hộ ông nhanh chóng bị tan rã.

Trong trường hợp của Tổng thống Clinton, đảng Cộng hòa kiểm soát toàn bộ Quốc hội. Nhưng khi kết tội thì được trình lên Thượng viện, 45 Thượng nghĩ sỹ của đảng Dân chủ đã đoàn kết để ngăn chặn Thượng viện đạt được 2/3 số phiếu ủng hộ để kết tội Tổng thống.

Trong trường hợp của Tổng thống Trump, đảng Dân chủ đang bị chia rẽ vì nhiều lý do chính trị. Bà Pelosi đã lập luận rằng việc luận tội Tổng thống Trump sẽ chẳng đi tới đâu khi Thượng viên nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng hòa, và điều này có thể ảnh hưởng tới nỗ lực của đảng Dân chủ nhằm kiểm soát toàn bộ Quốc hội và Nhà Trắng trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 11/2020. Những người khác trong đảng Dân chủ cho rằng Tổng thống Trump cần phải chịu trách nhiệm - đó là điều những cử tri ủng hộ đảng Dân chủ yêu cầu.

viec luan toi mot tong thong my dien ra nhu the nao

Đối đầu với Iran: Tổng thống Trump sẽ chỉ thất bại

TGVN. Tờ The Business Times nhận định, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không thể giành chiến thắng trong cuộc đối đầu với Iran. ...

viec luan toi mot tong thong my dien ra nhu the nao

Hơn 20 bang ở Mỹ khởi kiện chính quyền Tổng thống Trump

TGVN. Ngày 20/9, bang California và 23 bang khác của nước Mỹ đã khởi kiện Chính quyền của Tổng thống Donald Trump vì tìm cách ...

viec luan toi mot tong thong my dien ra nhu the nao

Tổng thống Trump có thật sự muốn tấn công Iran?

TGVN. Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/9 đã ám chỉ Iran đứng sau các vụ tấn công nhằm vào các cơ sở ...

TH (theo AFP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày tới.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Phiên bản di động