Bà Clinton vẫn chưa thể "hạ nốc ao" ông Trump

Còn chưa đầy một tháng nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, ngày 8/11. Cuộc đua vào nhà Trắng đang nóng lên từng ngày bất chấp cơn bão Matthew đang đổ bộ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ba clinton van chua the ha noc ao ong trump Clinton - Trump: Cuộc tái đấu ở Missouri
ba clinton van chua the ha noc ao ong trump Bầu cử Mỹ 2016: Tổng thống Obama đi bỏ phiếu sớm

Sự chú ý dồn vào cuộc tranh luận 90 phút lần thứ hai giữa ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton vừa diễn ra vào sáng nay 10/10 (giờ Hà Nội) tại Đại học Washington, thành phố St. Louis, tiểu bang Missouri.

ba clinton van chua the ha noc ao ong trump
Sự chú ý dồn vào cuộc tranh luận 90 phút lần thứ hai giữa hai ứng cử viên. (Nguồn: AP)

Khảo sát mới đây của Công ty Investment Media Solutions đối với hơn 5.800 nhà đầu tư, giám đốc điều hành và chuyên gia tài chính cho thấy, quan tâm kinh tế hàng đầu của giới kinh doanh Mỹ chính là kết quả bầu cử tổng thống ngày 8/11 tới đây (chiếm 48%) chứ không phải tăng trưởng GDP (34%) hay khủng bố (23%) và lãi suất (22%)...

Đối với ông Trump, cuộc tranh luận lần hai này có lẽ là cuộc đối thoại mà ông buộc phải thắng nếu muốn trở thành vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. "Cánh cửa" vào Nhà Trắng của ông đang bị thu hẹp lại với những sai lầm do chính ông gây ra, từ những phát ngôn phân biệt giới tính đến những câu trả lời vụng về liên quan đến việc ông đã báo lỗ 916 triệu USD và nhờ đó mà không phải đóng thuế trong vòng 20 năm... Và ngay trước cuộc đối thoại lần 2 ông đã phải hứng chịu làn sóng chỉ trích từ chính các thành viên của Đảng Cộng hòa khi đoạn video về việc ông sàm sỡ với phụ nữ được tung ra hôm 7/10.

Bà Hillary thắng thế ở “trận đầu”

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa ứng cử viên tổng thống của hai đảng dài 90 phút đã diễn ra ngày 27/9 tại Đại học Hofstra ngay gần thành phố New York với 84 triệu người xem, một con số kỷ lục về số người xem các cuộc tranh luận của các ứng cử viên tổng thống qua truyền hình.

Tuy nhiên, sự thiếu chuẩn bị cũng như những "vạ miệng"... đã khiến ông Trump thua cuộc trước bà Clinton. Trong khoảng nửa tiếng đầu tiên của cuộc thảo luận, ông Trump đã ở thế  "tấn công" với những chỉ trích về các quan điểm kinh tế thương mại của bà Clinton khiến mất việc làm và khiến kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp.

Ông Trump sau đó đã liên tục rơi vào bẫy do bà Clinton đặt ra liên quan đến những vấn đề của cá nhân ông... Ông đã trả lời quanh co mà không đưa ra được những kế hoạch cụ thể của mình về việc làm thế nào để đưa các công ty và việc làm quay trở lại nước Mỹ. Thay vào đó, ông tập trung vào việc ngăn ngừa việc các công ty sẽ ra đi. Ông cũng không đáp lại được những "lời buộc tội" của Clinton về việc ông thường xuyên "quỵt" tiền nhân viên của mình. Đáng ngạc nhiên là ông đã không từ chối việc mình đã không đóng thuế trong nhiều năm mà chỉ nói rằng điều đó khiến ông trở nên "khôn ngoan".

Nếu mục tiêu của ông tỷ phú trong cuộc tranh luận đầu tiên là đưa ra miếng mồi hấp dẫn đằng sau những lời hứa hẹn sẽ kích thích nền kinh tế Mỹ đang èo uột và đặt bà Clinton vào thế bị phòng thủ thì ông đã không thuyết phục được người nghe.

ba clinton van chua the ha noc ao ong trump
Đội ngũ cố vấn tham gia chiến dịch của Clinton đang hy vọng tràn trề rằng tranh luận trực tiếp giữa hai ứng cử viên sẽ giúp lôi kéo và làm sáng mắt những cử tri còn lưỡng lự về một Trump thiếu những kế hoạch, chi tiết cụ thể và một Clinton nắm vững các vấn đề với đầy những số liệu. (Nguồn: Getty Image)

Những lý lẽ của ông Trump về thương mại và tăng trưởng kinh tế vốn giúp ông dành lại điểm trong cuộc đua vào Nhà Trắng, thậm chí dẫn đầu trong các bang quan trọng như Ohio, đã không được cụ thể hoá bằng những kế hoạch cụ thể.

Trong khi đó, đội ngũ cố vấn tham gia chiến dịch của Clinton đang hy vọng tràn trề rằng tranh luận trực tiếp giữa hai ứng cử viên sẽ giúp lôi kéo và làm sáng mắt những cử tri còn lưỡng lự về một Trump thiếu những kế hoạch, chi tiết cụ thể và một Clinton nắm vững các vấn đề với đầy những số liệu.

Gỡ điểm

Cuộc tranh luận tối 4/10, giữa hai ứng cử viên phó Tổng thống Mỹ là Tim Kaine của Đảng Dân chủ và Mike Pence của Đảng Cộng hoà tại trường Đại học Longwood ở tiểu bang Virginia đã phần nào "vớt vát" lại điểm số cho ông Trump. Có thể nói phó tướng Mike Pence của ông Trump đã giành thắng lợi tương đối áp đảo trong cuộc tranh luận này trước những vấn đề gây tranh cãi của hai ứng viên tổng thống như các phát biểu và hồ sơ thuế của ông Trump, vấn đề sử dụng email cá nhân và quỹ Clinton của bà Clinton.

Trong cuộc tranh luận có 37 triệu người theo dõi qua truyền hình, ông Tim Kaine tỏ ra hấp tấp khi liên tục đưa ra các câu hỏi về các vấn đề gây tranh cãi của ông Trump. Trong khi đó, ông Pence đã bình tĩnh xử lý các câu hỏi khó và khéo léo đổi chủ đề để áp đảo lại đổi thủ.

Thăm dò dư luận của hãng tin CNN cho thấy 48% người xem cho rằng ông Mike Pence thể hiện tốt hơn, trong khi chỉ 42% có đánh giá tương tự cho ông Tim Kaine. Phó tướng Mike Pence không những hoàn tất vai trò bảo vệ tỷ phú Donald Trump mà còn thể hiện được bản thân trước đảng Cộng hoà và công chúng Mỹ, tạo tiền đề thuận lợi cho những bước tiến chính trị tiếp theo nếu ông có ý định chạy đua trở thành ông chủ Nhà Trắng sau này.

Khó khăn chồng chất, Trump quyết tâm hơn

Tuy nhiên, trong lịch sử chính trị Mỹ, tranh luận giữa hai ứng cử viên PhóTổng thống Mỹ chưa bao giờ quyết định đến kết quả bầu cử tổng thống. 

Bất chấp thắng lợi của Mike Pence, cựu Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton vẫn đang dẫn đầu cuộc đua vào Nhà Trắng. Tờ Bưu điện Washington cho rằng nếu cuộc bầu cử diễn ra ngay lúc này, bà Hillary Clinton sẽ giành chiến thắng với 323 phiếu đại cử tri, trong khi ông Donald Trump chỉ giành được 215 phiếu.

Thời báo New York cũng dự đoán tương tự với 347 phiếu đại cử tri cho bà Hillary Clinton. FOX News, hãng tin có tư tưởng gần với Đảng Cộng hoà cũng cho thấy bà Hillary Clinton đang chiếm ưu thế với khả năng thu được ít nhất 205 phiếu đại cử tri, trong khi ông Donald Trump mới có 164 phiếu.

Thêm tin buồn cho ông Trump khi ông bị một nhóm gồm 30 cựu nghị sỹ của Đảng Cộng hòa ký vào một bức thư hôm 6/10 trong đó cảnh báo ông Trump thiếu sự thông minh và tính khí cần thiết để trở thành tổng thống và thúc giục Đảng Cộng hoà từ bỏ ứng cử viên tổng thống được đảng chỉ định.

Ngoài ra, ứng cử viên Trump cũng không được các doanh nghiệp lớn ủng hộ. Tờ Wall Street Journal gần đây tiết lộ không có bất kỳ một doanh nghiệp nào trong số 100 doanh nghiệp hàng đầu do tạp chí Fortune bình chọn tài trợ tiền cho chiến dịch chạy đua vào nhà Trắng của ông Trump.

Trước cuộc tranh luận lần 2, ông Trump đã chuẩn bị một cách tập trung hơn. Thậm chí có tin Thống đốc bang New Jersey Chris Christie tham gia vào giúp Trump chuẩn bị. Phe Cộng hòa mong ông Trump tiếp thu bài học từ những sai lầm của mình để có thể đảo ngược tình thế. Có lẽ Trump cần học không đâu xa mà ngay từ chính phó tướng Pence của mình. Báo The Hill gợi ý 5 điều ông Trump nên làm để cải thiện màn trình diễn của mình trong cuộc tranh luận. Đó là học từ phó tướng Pence về sự điềm đạm, bĩnh tĩnh; hãy chuẩn bị tốt hơn; hãy tiếp tục tấn công chủ động trên những vấn đề có lợi thế như thương mại, kinh tế, nhập cư, những vấn đề có thể dồn bà Clinton vào thể bị động và đặc biệt là tránh bị rơi vào bẫy của đối thủ; hãy gắn kết hơn nữa với công chúng; và hãy cẩn thận với những câu ngắt lời và những câu lỡ mồm tự mình gây ra.

Những gì mà ông Trump thể hiện trong cuộc tranh luận lần hai được cho là khá hơn so với cuộc tranh luận lần đầu tiên. Ông Trump đã nỗ lực vượt qua được những bê bối về việc ông khoe mình đã sàm sỡ với phụ nữ và khéo léo cáo buộc cựu Tổng thống Bill Clinton từng làm nhiều điều tồi tệ hơn nhiều so với việc nói về những hành động khiếm nhã.

Ông đã tập trung chỉ trích về những yếu kém của bà Clinton về một loạt các vấn đề kinh tế như việc làm, chính sách bảo hiểm y tế… lẫn các vấn đề đối ngoại Lybia, Syria, Iraq, đối xử với người Hồi giáo, người tị nạn... Tuy nhiên, ông đã không trình bày được kế hoạch của mình trong một loạt các vấn đề trên.

Trong khi đó, bà Clinton đã thể hiện sự điềm tĩnh, khả năng nắm chắc các vấn đề, cũng như khả năng gắn kết với công chúng. Dư luận chung cho rằng bà Clinton tiếp tục chiến thắng trong cuộc tranh luận lần hai. Tuy nhiên bà vẫn chưa thể hạ nốc ao ông Trump. Cuộc đua vẫn tiếp tục.

Năm 2012, trong cuộc đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ hai, Tổng thống Obama đã có màn trình diễn kém ấn tượng trong tranh luận lần đầu tiên với ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hoà Mitt Romney. Nhưng sau đó, Phó Tổng thống Biden đã tạo được thế áp đảo trong cuộc đối thoại với ứng cử viên Phó Tổng thống của Đảng Cộng hoà, Hạ nghị sỹ Paul Ryan. Tiếp sau đó, Obama đã cải thiện đáng kể trong các cuộc tranh luận lần thứ hai và thứ ba với Romney để giành chiến thắng cuối cùng trong cuộc bầu cử. Liệu lịch sử có lặp lại và đem đến may mắn cho Trump như đã từng xảy ra với Obama? Hãy chờ xem kết quả của cuộc tranh luận lần thứ ba sẽ diễn ra vào ngày 19/10/2016.
ba clinton van chua the ha noc ao ong trump Lợi thế của bà Hillary Clinton sau các vụ khủng bố

Sau các vụ tấn công bạo lực gần đây, nhiều người cho rằng ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Hillary Clinton ...

ba clinton van chua the ha noc ao ong trump "Ông Donald Trump chẳng hiểu gì nhiều về kinh tế"

Nói ông Donald Trump không thông thạo về chính trị đã đành, tại sao một tỷ phú lừng danh như vậy vẫn bị đánh giá ...

ba clinton van chua the ha noc ao ong trump Bầu cử Mỹ 2016: Cuộc chạy đua sức khỏe

Ngày 15/9, bà Hillary Clinton đã quay lại chiến dịch bầu cử sau 3 ngày trị bệnh, trong khi ông Donald Trump tiếp tục chứng ...

Thanh Hải

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động