Năm điểm nóng nguy hiểm nhất trong thập niên 20 này

Lê Ngọc
CTV
TGVN. Theo bài viết đăng tải trên The National Interest, TS. Robert Farley (Đại học Kentucky, Mỹ) - tác giả của Sách Chiến hạm - đã chỉ ra năm điểm nóng nhất trong thập niên 20 của thế kỷ này. TG&VN xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nam diem nong nguy hiem nhat trong thap nien 20 nay Mỹ rút quân khỏi Syria: Động thái thay đổi thế cục
nam diem nong nguy hiem nhat trong thap nien 20 nay Điểm nóng Kashmir: Láng giềng khó xử
nam diem nong nguy hiem nhat trong thap nien 20 nay
Xung đột vũ lực vẫn là một trong những điểm nóng nguy hiểm nhất trong thập niên 20 của thế kỷ này. (Nguồn: National Interest)

Khả năng diễn ra một cuộc chiến tranh toàn cầu trong năm 2020 là rất thấp và người ta đều chờ đợi kết quả của cuộc bầu cử Mỹ để hiểu rõ hơn về định hướng chính sách của nước này trong bốn năm tới. Tuy nhiên, mọi cuộc khủng hoảng đều diễn ra theo logic riêng của nó và bất kỳ Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Israel, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Nga có thể cảm thấy bắt buộc phải hành động.

Khi Mỹ bước vào năm bầu cử, triển vọng cho sự ổn định toàn cầu vẫn chưa chắc chắn. Chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump mâu thuẫn với chính sách của những người tiền nhiệm, và có khả năng sẽ là một điểm tranh luận trung tâm trong cuộc bầu cử vào cuối năm nay tại nước này. Hiện tại, có thể xuất hiện một số cuộc khủng hoảng mà không những có thể đảo ngược kết quả bầu cử mà còn có khả năng tạo ra một cuộc xung đột toàn cầu rộng lớn hơn. Dưới đây là năm điểm nóng nhất có thể châm ngòi cho chiến tranh thế giới và dù không điểm nào trong số này có khả năng hơn cả, nhưng chỉ cần một tia lửa nhỏ, đám cháy sẽ bùng phát.

Quan hệ Iran - Israel

Iran và Israel đã tiến hành chiến tranh cường độ thấp trên khắp Trung Đông. Iran ủng hộ các lực lượng chống Israel ở Dải Gaza, Lebanon, Syria và các nơi khác, trong khi Israel xung đột với các lực lượng thân Iran trên toàn khu vực. Israel đã thực hiện mọi bước để âm thầm xây dựng một liên minh chống Iran rộng lớn ở cấp độ ngoại giao, trong khi Iran đã đầu tư sâu cho việc vun đắp mối quan hệ với các lực lượng du kích cũng như các thế lực phi quốc gia khác.

Thật khó để tưởng tượng các kịch bản có thể tạo ra một cuộc chiến rộng lớn hơn, dữ dội hơn. Nếu Iran quyết định nối lại chương trình hạt nhân của mình, hoặc có hành động thù địch nguy hiểm với Saudi Arabia, Israel có thể bị lôi cuốn tham gia vào các cuộc tấn công rộng lớn hơn, hoặc tấn công trực tiếp vào Iran. Một cuộc xung đột như vậy có thể có hậu quả nghiêm trọng, đe dọa nguồn cung dầu toàn cầu và có khả năng kéo Mỹ hoặc Nga vào cuộc.

Thổ Nhĩ Kỳ

Các mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã gia tăng trong năm qua. Căng thẳng gia tăng đáng kể khi Mỹ bất ngờ bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ giải tỏa các khu vực biên giới Syria của người Kurd được Mỹ chống lưng, sau đó ngay lập tức ra lệnh trừng phạt và đe dọa trừng phạt Ankara. Trong khi đó, kho vũ khí hạt nhân của Mỹ vẫn tàng trữ tại căn cứ Không quân Incirlik. Một số tuyên bố của Tổng thống Erdogan cho thấy ông có những khát vọng to lớn đối với Thổ Nhĩ Kỳ, có thể bao gồm tham vọng hạt nhân.

Thực trạng mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ phân rã đến mức một số người lo ngại cho tương lai của liên minh NATO. Không ai mong muốn Erdogan thực sự thu giữ vũ khí (hạt nhân của Mỹ), và ngay cả khi ông ta làm điều đó, Thổ Nhĩ Kỳ không thể vượt qua các biện pháp bảo vệ đầu đạn trong bất kỳ thời điểm nào. Nhưng Erdogan được cho không quản lý tốt các vấn đề, và có thể sự liên kết với các vấn đề khác có khả năng đẩy Washington và Ankara đến đường cùng. Và tất nhiên, đâu đó sẽ có bóng dáng của Nga.

Vấn đề Kashmir

Trong thập kỷ qua, khoảng cách về sức mạnh vũ khí thông thường giữa Ấn Độ và Pakistan chỉ tăng lên, ngay cả khi Pakistan cố gắng giảm khoảng cách đó bằng vũ khí hạt nhân. Mặc dù (hoặc có thể vì điều này), căng thẳng giữa các đối thủ vẫn ở mức thấp cho đến khi Thủ tướng Narendra Modi thực hiện các bước để giảm quyền tự trị của Kashmir và thay đổi chính sách công dân trong phần còn lại của Ấn Độ. Những bước đi này đã gây ra một số bất ổn ở Ấn Độ, và đã làm nổi bật những căng thẳng kéo dài giữa Delhi và Islamabad.

Những xáo trộn trong nước ở Ấn Độ có thể khiến Pakistan (hoặc các nhóm cực đoan ở Pakistan) có ý nghĩ họ có cơ hội, hoặc thậm chí có trách nhiệm, can thiệp dưới một số hình thức. Mặc dù điều này khó có thể khơi mào hành động quân sự thông thường, nhưng nó có thể bao gồm các cuộc tấn công khủng bố mang tính quốc tế, ở Kashmir hoặc trên phạm vi quốc tế. Nếu điều này xảy ra, Modi có thể cảm thấy bị buộc phải phản ứng theo cách nào đó, dẫn đến một nấc thang leo thang có thể đưa hai nước đến bờ vực của một cuộc xung đột nghiêm trọng hơn. Với vị trí thấp thoáng của Trung Quốc và mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa New Delhi và Washington, loại xung đột này có thể gây ra những hiệu ứng quốc tế khủng khiếp.

Bán đảo Triều Tiên

Một năm trước, hy vọng các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên có thể thành công trong việc giảm vĩnh viễn căng thẳng của bán đảo, vẫn còn. Thật không may, các vấn đề cốt lõi tình hình trong nước của cả hai bên, cùng với một vấn đề chiến lược hóc búa bí ẩn, đã ngăn cản đạt được thỏa thuận. Căng thẳng giữa hai nước hiện đang cao như bất cứ lúc nào kể từ năm 2017, và cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ có thể tiếp tục đe dọa mối quan hệ này.

Chính quyền của Tổng thống Trump dường như vẫn hy vọng một thỏa thuận với Triều Tiên có thể cải thiện kết quả bầu cử vào tháng 11 tới. Nhưng Bình Nhưỡng không quan tâm đến các điều kiện mà phía Washington đưa ra, và ngày càng làm cho việc họ không quan tâm trở nên rõ ràng. Mới đây, Triều Tiên đã hứa tặng “một món quà Giáng sinh” mà nhiều người ở Mỹ lo lắng sẽ là vụ thử hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo, nhưng họ đã không làm gì.

Nếu Triều Tiên quyết định thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hoặc tệ hơn là hạt nhân, chính quyền Trump có thể cảm thấy cần phải can thiệp mạnh mẽ. Cụ thể, Trump có tiếng là theo đuổi phong cách chính sách đối ngoại cá nhân sâu sắc và có thể cảm thấy bị lãnh đạo Kim phản bội, sẽ tạo ra một tình huống thậm chí còn bất định hơn.

Biển Đông

Quan hệ Mỹ - Trung đang ở thời điểm bấp bênh. Thỏa thuận thương mại giữa hai nước có vẻ làm giảm bớt một số căng thẳng, nhưng việc thực hiện vẫn đang là một dấu hỏi. Trong khi Trung Quốc nỗ lực duy trì mối quan hệ với Nga, thì Mỹ đã tranh cãi với cả Hàn Quốc và Nhật Bản - hai đồng minh thân cận nhất trong khu vực.

Trong bối cảnh như vậy, dường như cả hai bên sẽ không có muốn xung đột. Nhưng Tổng thống Trump đã đặt cược nhiều phần chiếc ghế của mình trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, và có thể cảm thấy bị buộc để tình hình leo thang trong năm tới. Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề trong nước. Do đó, cả hai bên đều có những bước leo thang ngoại giao và kinh tế - điều luôn có thể dẫn đến sự đối đầu quân sự ở các khu vực như Biển Đông hoặc biển Hoa Đông.

nam diem nong nguy hiem nhat trong thap nien 20 nay

Tuyên bố thành lập chủ quyền 'Khu Tây Sa', 'Khu Nam Sa' của Trung Quốc là vô giá trị

TGVN. Các cấu trúc lúc chìm lúc nổi cùng các cấu trúc luôn chìm dưới mặt nước biển không thể là lãnh thổ để yêu sách ...

nam diem nong nguy hiem nhat trong thap nien 20 nay

Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng 'lối hành xử ức hiếp' ở Biển Đông

TGVN. Mỹ ngày 18/4 đã kêu gọi Trung Quốc ngừng “lối hành xử ức hiếp” ở Biển Đông và tuyên bố Washington quan ngại trước các ...

nam diem nong nguy hiem nhat trong thap nien 20 nay

Kể cả hậu đại dịch Covid-19, cạnh tranh Mỹ-Trung chưa có hồi kết

TGVN. Đại dịch Covid-19 khởi nguồn từ Trung Quốc và hiện Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Dại dịch chưa từng ...

(theo The National Interest)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ theo thẩm ...
Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Theo truyền thông Hàn Quốc, hai nhà sản xuất ô tô Hyundai và GM sẽ hợp tác làm xe bán tải và sử dụng chéo các sản phẩm của nhau.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động