Thanh gươm chiến tranh Ai Cập-Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya sắp được rút ra khỏi vỏ?

Lê Ngọc
TGVN. Xung đột tại Libya được coi là cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai “ông lớn” là Ai Cập - hậu thuẫn Lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Tướng Khalifa Halfar đứng đầu và Thổ Nhĩ Kỳ - hậu thuẫn Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) nhằm giành quyền thăm dò, khai thác dầu khí ở Địa Trung Hải.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Sứ mệnh thực thi cấm vận vũ khí đối với Libya bị Thổ Nhĩ Kỳ gây cản trở, EU tìm NATO giúp đỡ
Libya: Lực lượng của Tướng Haftar 'thoát' chuỗi ngày thất bại, tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ đứng sau GNA
can ke dung do quan su ai cap tho nhi ky tai lybia 1
Ai Cập đang tiến hành một cuộc tập trận lớn và sẵn sàng tham chiến. (Nguồn: Topwar)

Thổ Nhĩ Kỳ đã viện trợ cho GNA cố vấn quân sự, cung cấp cả vũ khí, tên lửa chống tăng và máy bay không người lái, chuyển giao công nghệ quốc phòng, giúp GNA phá vỡ cuộc bao vây kéo dài ở thủ đô Tripoli của LNA... Điều này khiến thanh gươm chiến tranh Ankara - Cairo tại Libya có thể sắp được rút khỏi vỏ.

Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ

Theo trang Foreign Policy, có ba lý do chính mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn can thiệp vào cuộc xung đột ở Libya.

Đầu tiên là cam kết của ông Erdogan đối với chính sách của đảng cầm quyền ở nước này, thường được gọi là "tân Ottoman" - khôi phục ảnh hưởng chính trị - quân sự ở các quốc gia chưa từng thuộc về Đế chế Ottoman. Thành công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya sẽ rất có lợi cho vị thế của Erdogan (trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2023), bất chấp các thành tựu kinh tế hạn chế của Chính phủ.

Lý do thứ hai là hành động của Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya làm suy yếu lợi ích kinh tế của Hy Lạp, Ai Cập, Cyprus và Israel trong khu vực. Các quốc gia này có kế hoạch tạo ra một tập đoàn để phát triển các mỏ khí đốt ở Đông Địa Trung Hải - nơi Thổ Nhĩ Kỳ có lợi ích kinh tế và điều đó gây bất lợi cho nước này. Ngoài ra, trên cơ sở kinh tế, một liên minh chính trị của các quốc gia nói trên chống lại Thổ Nhĩ Kỳ có thể được thành lập, điều mà Ankara đang cố gắng ngăn chặn.

Lý do thứ ba là khả năng đối đầu với Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ở Libya. Hai nước này mâu thuẫn trong các vấn đề chính liên quan đến Trung Đông, bao gồm Syria, Gaza và phong tỏa Qatar. Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác ủng hộ chính của tổ chức “Anh em Hồi giáo” và luôn thể hiện sự đối đầu với Ai Cập.

Sự quyết đoán của Ai Cập

Ai Cập đã thành lập liên minh 5 nước Địa Trung Hải; một lượng lớn tăng T-72 và xe bọc thép đã được gửi đến Libya để hỗ trợ Tướng Haftar. Nước này vừa quyết định mua 500 xe tăng T-90MS của Nga dù đang có nhiều xe tăng Mỹ mà theo một số nhà quan sát, để chuẩn bị can thiệp vào cuộc nội chiến ở nước láng giềng Libya. Tổng thống Ai Cập Fatah al-Sisi hôm 20/6 đã khẳng định khu vực Sirte-Jufra ở Libya là "ranh giới đỏ" đối với Ai Cập.

Truyền thông Ai Cập cho biết, quân đội nước này đang chuẩn bị tiến hành một cuộc diễn tập quân sự gần biên giới Libya có tên Decisive 2020, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thông báo về cuộc tập trận lớn mang tên Naftex ở Địa Trung Hải, tại 3 khu vực khác nhau và mang mật danh Barosos, Targot Rais và Chaka Bay. Mục đích của tập trận là sẵn sàng đối phó với tình hình chiến tranh ở phía Đông Địa Trung Hải, bên cạnh những gì được mô tả là căng thẳng leo thang ở Libya trong giai đoạn gần đây.

Khả năng đụng độ quân sự?

Không loại trừ khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gửi các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf tới Libya nhằm "khóa chặt" bầu trời quốc gia Bắc Phi này, mà đối tượng được cho là Không quân Ai Cập.

Đầu tháng này, một thỏa thuận vừa được ký kết về hợp tác quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và GNA, theo đó, các căn cứ chỉ huy của lực lượng mặt đất, phòng không, không quân và điều hành UAV của Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai tại đây. Thổ Nhĩ Kỳ đang thiết lập căn cứ mới tại Al-Watiya. Theo một số nguồn tin, hệ thống tên lửa phòng không MIM-23 Hawk đã được lắp đặt vào ngày 5/7.

can ke dung do quan su ai cap tho nhi ky tai lybia
Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa quân sang lãnh thổ Libya. (Nguồn: 1TV.GE)

Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết duy trì sự hiện diện quân sự đang gia tăng ở phía Tây Libya, muốn giúp GNA tiến xa hơn về phía Đông và chiếm giữ các vùng lãnh thổ quan trọng hơn về mặt chiến lược từ Haftar, nếu không hoàn toàn lật đổ sự thống trị của lãnh chúa đối với miền Đông Libya. Với việc Thổ Nhĩ Kỳ cam kết sẽ hỗ trợ nhiều hoạt động tấn công hơn của các đồng minh trong cuộc nội chiến ở Libya, Ai Cập có thể can thiệp quân sự ở phía đối kháng. Điều này có khả năng dẫn đến một cuộc xung đột nguy hiểm giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập tại quốc gia Bắc Phi này.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể trội hơn chút đỉnh so với Ai Cập về chất lượng vũ khí và huấn luyện binh lính nhưng khi Cairo tham chiến ở Libya, họ có được lợi thế nhất định trong vấn đề hậu cần. Ai Cập có thể dễ dàng vượt biên giới bằng đường bộ mà không phải gửi lính và thiết bị bằng đường biển như Thổ Nhĩ Kỳ.

Lợi thế của Ai Cập sẽ khiến lực lượng Ankara từ vị trí tấn công buộc phải chuyển sang thế phòng thủ, trừ khi tăng cường khả năng phòng không ở Libya với quy mô lớn. Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định huy động lực lượng lớn, bao gồm trên không, trên biển và trên bộ đến Libya, cũng sẽ không đủ cho một cuộc đối đầu quân sự toàn diện và lâu dài.

Quân đội Ai Cập đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, thể hiện quyết tâm tham gia vào cuộc xung đột Libya trong trường hợp GNA và Thổ Nhĩ Kỳ hành động mạnh mẽ hơn.

Giới quan sát nhận định, cảnh báo của Ai Cập về sự can thiệp quân sự trực tiếp ở Libya, một khi Thổ Nhĩ Kỳ bước qua lằn ranh đỏ, là nghiêm túc. Và, bất kỳ quyết định nào từ Ankara tham gia một cuộc đối đầu toàn diện chống lại Ai Cập sẽ là một cuộc phiêu lưu lớn. Do đó, nguy cơ xảy ra đụng độ quân sự giữa Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Libya đang khiến cho cộng đồng quốc tế cảm thấy đặc biệt quan ngại.

Toan tính nào đằng sau thương vụ xe tăng T-90MS của Ai Cập?

Toan tính nào đằng sau thương vụ xe tăng T-90MS của Ai Cập?

TGVN. Theo các nguồn tin chính thức, Bộ Quốc phòng Ai Cập và Công ty Uralvagonzavod (UVZ) cùng Rosoboronexport của Nga vừa đạt thỏa thuận ...

Sau Libya, Thổ Nhĩ Kỳ 'vươn tay' sang Iraq, triển khai lực lượng đặc nhiệm chống phiến quân người Kurd

Sau Libya, Thổ Nhĩ Kỳ 'vươn tay' sang Iraq, triển khai lực lượng đặc nhiệm chống phiến quân người Kurd

TGVN. Ngày 17/6, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, nước này đã triển khai các lực lượng đặc nhiệm, dưới sự yểm trợ của không quân ...

Libya: Tướng Haftar được tạp chí Pháp vinh danh 'về lòng can đảm chính trị'

Libya: Tướng Haftar được tạp chí Pháp vinh danh 'về lòng can đảm chính trị'

TGVN. Ngày 12/6, Tướng Khalifa Haftar, người đứng đầu một trong hai phe tham chiến giành quyền lực ở Libya, đã được trao tặng "Giải ...

Lê Ngọc (theo Forbes, Top War, VOV)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với Tổng thống Rumen Radev một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm ...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt với đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động